Trời mưa ẩm mốc khiến bạn khó chịu với bàn chân ngứa ngáy và đau rát. Đây chính là hiện tượng “nước ăn chân” gây không ít lo lắng cho những người có làn da mỏng và yếu. Cùng tham khảo mẹo trị nước ăn chân cực nhanh và an toàn để xua tan nỗi lo lắng cho đôi chân của mình trong bài viết dưới đây của botchumngay.vn nhé!

Nước ăn chân là gì?

Bệnh nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay và chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên. Bệnh này khiến vùng da ở tay hoặc ở chân bị tổn thường, gây ngứa rát, lở loét cho người bệnh. Việc điều trị bệnh này không quá khó khăn, song người dân cần phải lưu ý phòng tránh trong mùa mưa ngập lụt để không bị một số bệnh lây nhiễm khác.

Nước ăn chân là căn bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa

Biểu hiện nấm bàn chân

khi bị nấm da chân, bệnh nhân thường sẽ nhận thấy sự xuất hiện của những dấu hiệu sau:

  • Bong vẩy da chân: Bàn chân có màu đỏ kèm bong nhiều vẩy trắng. Vẩy bong từng đám nhỏ hay lan rộng toàn bộ bàn chân.
  • Xuất hiện tổn thương các mụn nước nhỏ ở một số bệnh nhân.
  • Viêm kẽ bàn chân: Hay gặp kẽ ngón chân thứ 3,4,5 hoặc các kẽ bàn chân ở người có bàn chân các ngón khít hoặc khi bị nấm da bàn chân nặng.
  • Các kẽ chân bị viêm, tiết dịch, da mủn có vảy trắng.
  • Bệnh nhiễm nấm da bàn chân lâu có thể gây bệnh nấm ở móng chân.
  • Cảm giác tại chỗ bàn chân bị nấm ngứa có thể kèm theo đau nhẹ.
  • Vùng da bị nấm màu hồng hơn các vùng da còn lại

Các vùng da bị tổn thương thường rất ngứa, thậm chí có cảm giác đau rát

Nấm da chân không nguy hiểm nếu như được điều trị sớm. Nếu để lâu, bệnh nấm da bàn chân là lở mụn mủ, loét nông, dày sừng đau đớn. 

Tổn thương do nấm da chân xuất hiện phổ biến giữa các ngón chân, nhưng cũng có thể chỉ ở khu vực lòng bàn chân. Loét bàn chân xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị bệnh tiểu đường và những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Nguyên nhân gây nấm bàn chân

Nguyên nhân gây nấm bàn chân chủ yếu là do gây bệnh do nấm ngoài da có tên là Trichophyton rubrum, đôi khi là do các loại nấm khác đôi khi là nhiễm nấm Candida (kẽ ngón).

Bã nhờn được coi là chất có tính ức chế nấm. Tuy nhiên, khu vực bàn chân không có bã nhờn nên rất dễ bị nhiễm nấm.

Nguyên nhân nước ăn chân là do một loại nấm gây nên

Nấm bàn chân dễ phát triển trong các trường hợp:

  • Sống trong khí hậu ấm áp, ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa
  • Sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm
  • Mang giày dép chặt, không thông thoáng khiến chân tiết nhiều mồ hôi hoặc giày, tất bị nhiễm nấm
  • Ra mồ hôi chân nhiều
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu
  • Tuần hoàn ngoại vi kém hoặc phù bạch huyết
  • Sử dụng corticosteroid toàn thân hoặc thuốc ức chế miễn dịch

Phân biệt nấm da chân với một số bệnh da liễu khác

Bệnh nấm da chân có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác. Do đó, bệnh nhân không thăm khám với bác sĩ mà tự điều trị nấm bàn chân tại nhà rất dễ khiến bệnh nặng hơn do điều trị sai.

Nấm da chân cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Chàm bàn chân – đặc biệt là bệnh phồng rộp (pedopompholyx),hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng do độ ẩm dai dẳng giữa các ngón chân dính chặt vào nhau
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc với thành phần của giày dép (chẳng hạn như chất tăng tốc cao su, keo dán giày, kali dicromat được sử dụng làm chất thuộc da hoặc thuốc nhuộm vải)
  • Bệnh vảy nến bàn chân
  • Mụn mủ lòng bàn chân
  • Dày sừng da bàn chân

Một số mẹo trị nước ăn chân

Trị nước ăn chân an toàn với phèn chua

Dùng phèn chua đun lên cho tan chảy, đun cho đến khi phèn chua khô thành bột trắng, nghiền nhỏ ra mịn như bột. Rửa sạch chân rồi bôi bột phèn chua vào vùng da bị đau, kiêng nước trong khi điều trị. Chỉ vài ngày vết thương sẽ mau lành và khỏi một cách an toàn.

Bạn ó thể bôi phèn chua vào các chỗ bị nước ăn chân để điều trị

Cũng có thể ngâm phèn chua với nước ấm cho tan ra rồi ngâm chân vào đó 5 – 10 phút. Sau khi ngâm xong dùng khăn sạch lau khô chân rồi kiêng nước. Phèn chua sẽ làm lũ vi khuẩn biến mất và có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả. Chỉ sau vài ngày điều trị với phèn chua bàn chân sẽ khỏi ngứa và đau nhé.

Dùng nước muối loãng

Nước muối loãng làm dịu vết thương, diệt khuẩn và mau lành da. Hãy rửa nước muối loãng ấm và ngâm chân trong đó khoảng 10 phút. Nước muối loãng ấm sẽ diệt hết vi khuẩn có ở vết thương. Dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặc trị bôi vào là khỏi tức thì nhé.

Lá trầu không trị nước ăn chân

Nếu là con gái thì 9 lá, là con trai thì lấy 7 lá cho vào 1/2 lít nước, đun sôi để nguội rồi cho 1 chút phèn chua vào. Khuấy đều dung dịch này lên và dùng nó chấm vào những nơi bị đau, ngày làm nhiều lần. Kiên trì trong 3 ngày sẽ giảm triệu chứng cực nhanh và an toàn.

Lá trầu không có tác dụng chống viêm rất phù hợp để chữa trị nấm ăn chân

Dùng lá trà xanh, trà khô

Trong là trà xanh có nhiều vitamin C và chất chống oxi hóa, giúp làm dịu vết thương và sát khuẩn hiệu quả. Đun sôi nước trà xanh dùng nó để rửa vết thương hàng ngày sau đó nhai nát chè khô, đắp vào vùng da bị thương. Chỉ sau 2 ngày vùng da bị thương sẽ khô lại, lành lặn hơn và không còn cảm giác đau ngứa nữa. Kiên trì khoảng 4 – 5 ngày sẽ khỏi hẳn luôn nhé. Đây được xem là cách trị nước ăn chân đơn giản mà hiệu quả mà được rất nhiều người áp dụng và thành công.

Trị nước ăn chân với rau sam

Nếu ở vùng nông thôn rau sam mọc rất nhiều ở bờ ruộng. Dùng rau sam rửa sạch sau đó giã nát, thêm vài hạt muối trong quá trình giã nát rau sam rồi cho vào một miếng khăn xô sạch, chấm vào vùng da bị nước ăn. Thực hiện cách chữa nước ăn chân bằng rau sam nhiều lần trong ngày và chỉ cần kiên trì trong vòng 3 ngày là sẽ khỏi.

Rau sam cũng có thể chữa được nước ăn chân vô cùng hiệu quả và lành tính

Búp ổi

Trị nước ăn chân bằng búp ổi cũng là mẹo dân gian có thể thực hiện ngay tại nhà. Búp ổi non là nguyên liệu lành tính, dễ dàng tìm kiếm ngay trong vườn nhà để sử dụng.

Mẹo chữa từ búp ổi non giúp ức chế được hoạt động của nhiều loại nấm men và hại khuẩn. Hơn nữa còn khắc phục nhanh tình trạng ngứa ngáy trên da do bệnh nước ăn chân gây ra.

Búp ổi chứa rất nhiều thành phần thiên nhiên hỗ trợ chữa lành các tổn thương do nấm ăn da rất hữu hiệu

Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính trong trong búp ổi. Điển hình như Tanin, Avicularin, Quercetin, Beta – sitosterol,… Đặc biệt là thành phần Tanin có tác dụng hỗ trợ chữa lành tổn thương trên da do nấm men gây ra rất tốt.

Lá mướp non

Tương tự như búp ổi. Giã lá mướp non với một nhúm muối rồi xát vào kẽ chân ngày 4-5 lần bạn sẽ thấy dễ chịu.

Lá lốt

Đun sôi một nồi nước lá lốt sau đó xông chân cho đến khi nồi nước hẩm hẩm thì cho chân vào ngâm.

Lá kim ngân

Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.

Cây cóc mẳn

Cây cóc mẳn 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến chỗ đau khô lại.

Cây cóc mẳn cũng là một mẹo trị nước ăn chân vô cùng hiệu quả và dễ làm

Dấm ăn

Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.

Trị nước ăn chân bằng bột yến mạch

Ngứa ngáy là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh nước ăn chân. Lúc này, bạn có thể tận dụng bột yến mạch để hỗ trợ khắc phục nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Hàm lượng saponin trong yến mạch có tác dụng giúp làm sạch da dịu nhẹ. Còn lượng kẽm tương đối dồi dào lại giúp sát trùng, chống khuẩn và kháng nấm.

Người bị nước ăn chân có thể dùng yến mạch để kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng tại các vết thương

Ngoài ra, trong bột yến mạch còn chứa một hàm lượng lớn avenanthramides. Hoạt chất này có khả năng làm giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hơn nữa còn có tác dụng thúc đẩy các tổn thương trên da chóng lành hơn.

Lá chè xanh – Thảo dược giúp trị nước ăn chân

Lá chè xanh cũng là thảo dược tự nhiên rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh công dụng thanh nhiệt, giải độc thì thảo dược này còn được dùng ngoài để khắc phục các vấn đề da liễu thường gặp. Trong đó dùng lá chè xanh trị nước ăn chân là mẹo đơn giản được áp dụng rất phổ biến.

Dùng lá chè xanh để trị nước ăn chân là một mẹo dân gian đáng để thử

Nhiều thành phần hoạt chất có trong lá chè xanh được các nghiên cứu đánh giá là có khả năng chống viêm, chống nấm, kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Điển hình như Epicatechicalat, Epicatechin, Polyphenol… Ngoài ra nhiều hợp chất chống oxy hóa trong thảo dược còn có tác dụng làm giảm ngứa và thúc đẩy tổn thương da chóng lành.

Trị nước ăn chân bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà hay còn được gọi là dầu cây trà – nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống. Trong loại tinh dầu này chữa lượng lớn các thành phần Terpinen-4-ol và Gamma-terpinene. Ngoài tác dụng trị mụn và chăm sóc da thì dầu cây trà còn có khả năng kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả.

Tinh dầu tràm trà gây ức chế hoạt động của nấm men gây hại rất tốt cho người bị nước ăn chân

Những người đang bị nước ăn chân hoàn toàn có thể dùng tinh dầu tràm trà để khắc phục. Nguyên liệu này sẽ giúp ức chế hoạt động của nấm men gây hại. Ngoài ra còn hỗ trợ làm dịu da và giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh nước ăn chân gây ra.

Cách chữa nước ăn chân tại nhà bằng tỏi

Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp được dùng làm tăng hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn. Ngoài ra, nguyên liệu này được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu. Bệnh nước ăn chân là một trong số đó.

Tỏi giúp kháng viêm và sát khuẩn mạnh mẽ, giúp điều trị nước ăn chân hiệu quả

Tỏi có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn rất mạnh mẽ. Hoạt chất allicin dồi dào trong nguyên liệu này hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên. Nhờ đó mà có thể ức chế nấm men, hại khuẩn gây bệnh nước ăn chân.

 Cách dùng gừng trị nước ăn chân tại nhà

Gừng tươi không chỉ là thực phẩm gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Gừng tươi hay còn được gọi là sinh khương – dược liệu có vị cay nồng và tính ấm. Bên cạnh tác dụng giải độc, khử mùi hôi, tán phong hàn thì gừng tươi còn có khả năng giảm ngứa và chống viêm.

Bạn có thể dùng gừng để điều trị nấm ăn chân vô cùng nhanh và an toàn

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu dược lý hiện đại thì nước cốt gừng tươi có tác dụng kìm hãm một số nấm men và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra các thành phần Zingerone và Gingerol trong gừng còn có tác dụng ức chế prostaglandin – một thành phần trung gian của các phản ứng viêm. 

Mẹo chữa nước ăn chân từ gừng có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm và đỏ ngứa ở vùng da tổn thương. Hơn nữa còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tổn thương da lan rộng.

Thuốc dùng trị nấm kẽ chân

Thuốc uống điều trị nấm kẽ chân có thể dùng các nhóm sau: Nhóm azole (fluconazole, itraconazole, ketoconazole), nhóm griseofulvin. Các thuốc trị nấm thường chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận, qua đường mật vì vậy cần thận trọng khi sử dụng ở người già, người suy gan, suy thận.

Lưu ý khi dùng ketoconazole

Khi sử dụng ketoconazole cần chú ý như sau:

Không dùng thuốc cho người có bệnh lý gan, mật

Không dùng cùng với các thuốc sau: terfenadine, astemizole, triazolam, midazolam, quinidine, pimozide, simvastatin, lovastatin.

Một số thuốc khác như thuốc kháng virut, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, digoxin, carbamazepine, buspirone, alfentanil, alprazolam, rifabutin, methylprednisolone, trimetrexate cũng không được dùng chung.

Đây là một loại thuốc trị nước ăn chân rất hiệu quả mà bạn có thể thử

Thận trọng với người đang dùng thuốc kháng acid dạ dày, không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

Trong quá trình dùng thuốc nên theo dõi các biểu hiện như mệt mỏi, ăn uống kém, chán ăn, đầy bụng, vàng da vàng mắt, tiểu vàng… để kịp thời xử lý nếu có tác dụng phụ.

Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu…

Lưu ý khi dùng fluconazole

Khi sử dụng fluconazole đường uống, không nên sử dụng cùng với rifampicin, phenytoin và sulphonylurea vì rifampicin làm giảm nồng độ fluconazole trong huyết tương, còn phenytoin, sulphonylurea lại tăng nồng độ khi sử dụng chung với fluconazole.

Đây là một loại thuốc phổ biến dùng để điều trị nước ăn chân

Fluconazole có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi ban đỏ, ngứa ngoài da.

Lưu ý khi dùng itraconazole

Đối với itraconazole là thuốc kháng nấm gần đây được sử dụng nhiều, nhưng cần hạn chế sử dụng ở người suy gan, suy thận, có thể phải điều chỉnh liều thấp hơn.

Không dùng thuốc chung với các thuốc sau: astemizole, cisapride, dofetilide, mizolastin, levacetylmethadol, quinidine, terfenadine, sertindole, pimozide, vì có thể gây ảnh hưởng lên tim, kéo dài khoảng QT.

Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng loại thuốc này để trị nước ăn chân

Không dùng chung với lovastatine, simvastatin, triazolame, diazolame, ergometrine, ergotamine.

Chống chỉ định dùng itraconazloe ở phụ nữ có thai và thận trọng dùng với phụ nữ cho con bú. Thuốc có một số tác dụng phụ, chủ yếu trên đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Lưu ý khi dùng griseofulvin

Thuốc kháng nấm griseofulvin là loại thuốc tương đối an toàn nhưng cũng cần thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai, không dùng cho người có rối loạn chuyển hóa porphyrin, người suy gan.

Thuốc có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi ban đỏ ở da. Cần tránh sử dụng chung với các thuốc chống đông máu, theophylin vì griseofulvin làm giảm tác dụng của các thuốc này.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc điều trị nước ăn chân

Việc điều trị nấm kẽ chân không khó nhưng các loại thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ.

Lưu ý khi điều trị bệnh nước ăn chân

Nước ăn chân là bệnh lý thường gặp và không khó để điều trị. Tuy nhiên khi có những điều kiện thuận lợi thì bệnh rất dễ tái phát.

Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, ngăn ngừa rủi ro phát sinh và khả năng tái phát bệnh, cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Duy trì ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím được pha loãng khoảng từ 2 – 3 lần/ ngày. Hoặc có thể ngâm rửa bằng dung dịch nước muối 9%. Đồng thời giữ cho chân luôn sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát để giải tỏa cơn ngứa. Nếu bị ngứa quá nhiều hãy nhờ bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.
  • Trường hợp phải tiếp xúc với nước nhiều thì nên dùng ủng bảo hộ. Sau khi phải lội nước cần chú ý rửa chân sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng kháng khuẩn. Sau đó lau khô các kẽ ngón chân.
  • Tuyệt đối không đi giày, tất khi còn ẩm ướt. Đặc biệt là không dùng chung các vật dụng này với những người khỏe mạnh.
  • Đối với giày tất nên thường xuyên giặt bằng nước nóng và phơi ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

Bài viết đã chia sẻ một số mẹo trị nước ăn chân vô cùng hiệu quả mà ít ai biết. Tốt nhất khi các giải pháp tại nhà không đáp ứng hoặc tổn thương trở nên nghiêm trọng thì bạn hãy tìm đến bác sĩ. Dùng thuốc đúng cách theo chỉ dẫn sẽ giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng, ngăn rủi ro phát sinh. Chúc các bạn khỏe mạnh!

Xem thêm các bài viết liên quan :

  • Mách bạn cách bảo vệ sức khỏe mùa mưa và phòng tránh các bệnh hô hấp
  • Công dụng làm thon gọn chân ít ai biết của vớ y khoa
  • Đừng coi thường hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *