Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) vắc xin đã ngăn ngừa 2.5 triệu ca tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đồng thời giúp hàng trăm ngàn bé tránh khỏi tàn tật vĩnh viễn do bệnh truyền nhiễm mỗi năm. Năm 2021 này, bệnh truyền nhiễm vẫn sẽ tiếp tục có những biểu hiện phức tạp với những chủng mới, vì thế mẹ cần theo dõi lịch tiêm phòng mới nhất năm 2021 cho bé theo từng tháng tuổi dưới đây để có thể cập nhật chính xác.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2020 có gì thay đổi?

Từ năm 2019, lịch tiêm chủng mở rộng của bộ y tế có những thay đổi như sau:

Thay thế vacxin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vacxin Combe Five (Ấn Độ) trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là loại vacxin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.

Triển khai vacxin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay thế cho đường uống (OPV), với vacxin bại liệt tiêm IPV sẽ được hỗ trợ bởi liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi của Pháp sản xuất. Lại vắc xin này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của WHO, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc áp dụng cho trẻ từ 18 tháng tuổi.

Xem thêm: Mẹ nên cho bé sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa Meiji mỗi ngày

Những mũi vắc xin tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo Bộ Y tế đã ra thông tư về 10 loại vắc xin bắt buộc phải tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các mũi phải tiêm cho trẻ sơ sinh đến khi 5 tuổi bao gồm:

  • Viêm gan B
  • Bệnh lao
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B
  • Bệnh sởi
  • Viêm não Nhật bản B
  • Rubella.

Những mũi vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ

Các mũi tiêm Vắc xin cần thiết cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

Bé từ 0-12 tháng tuổi là thời điểm bé cần được tiêm chủng các mũi tiêm phòng, bởi giai đoạn này sức đề kháng của bé còn rất yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh có tỷ lệ tử vong cao như sởi, cúm, viêm màng não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu,….

Dưới đây là lịch tiêm các mũi vắc xin cho các bé từ 0-12 tháng tuổi mẹ cần phải nắm để không bỏ qua mũi tiêm nào cho con:

Giai đoạn sơ sinh

  • Tiêm phòng bệnh viêm gan B: Vắc xin Euvax B 0.5ml/Hepavax Gene 0.5ml/Engerix B 0,5ml, tiêm ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B bé cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Tiêm phòng bệnh lao: Vắc xin BCG.

Giai đoạn từ 2 tháng tuổi

  • Tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 1) phòng 6 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B (Hib). Hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung thêm mũi viêm gan B).
  • Tiêm phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus gây ra: Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 1)
  • Tiêm Vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 1).

Giai đoạn từ 3 tháng tuổi:

  • Tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim  (mũi 2). Lưu ý nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung mũi viêm gan B.
  • Tiêm phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus gây ra: Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 2). Lưu ý nếu chọn vắc xin Rotarix (Bỉ) thì sử dụng phác đồ 2 liều.
  • Vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi 2).

Giai đoạn từ 4 tháng tuổi:

  • Tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim  (mũi 3). Lưu ý nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung mũi viêm gan B.
  • Vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi 3).
  • Vắc xin Rotateq phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus gây ra (liều 3).

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi:

  • Vắc xin Vaxigrip/Influvac phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại một lần).
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1).

Giai đoạn từ 8 tháng tuổi:

  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2).

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi:

  • Vắc xin MVVac phòng bệnh sởi (mũi 1).
  • Vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1).

Lịch tiêm vắc xin năm 2020

Giai đoạn từ 10 tháng tuổi:

  • Vắc xin Synflorix phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi nhắc lại).

Giai đoạn từ 11 tháng tuổi:

  • Vắc xin Prevenar 13 phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi nhắc lại).

Giai đoạn từ 12 tháng tuổi:

  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (mũi 1).
  • Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (mũi 1), mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A  hoặc  Vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A -B mũi 1 (Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng).
  • Vắc xin Synflorix phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 4).

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-nguc-thao-duoc}}

Việc thực hiện tiêm chủng cho bé là rất cần thiết, mẹ cần theo dõi kỹ lịch tiêm phòng cho bé theo từng tháng tuổi để thực hiện tiêm, giúp bé có sức đề kháng tốt, nhất là trong những năm đầu đời.

Bạn cần biết:

  • Rủ nhau mua máy trợ thính cho người điếc nặng có nên không?
  • Hãy mang lại niềm vui cho trẻ bị điếc bẩm sinh ngay hôm nay
  • Bảo vệ cột sống cho trẻ tránh tình trạng lưng tôm vĩnh viễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *