Muối ăn là một loại gia vị quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn được đậm đà và thơm ngon. Bên cạnh đó, còn góp phần rất lớn cho sự phát triển đối với trẻ em nhỏ. Nhiều mẹ thắc mắc rằng trẻ dưới 1 tuổi có ăn được muối hay không? Thì thông qua bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người cũng như biết thêm về nêm bao nhiêu muối vào thức ăn cho bé là đủ.

Thành phần và công dụng của muối đối với cơ thể 

Muối ăn có chứa nhiều các loại khoáng chất

Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là natri clorua (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác. Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn có 3 dạng: muối thô, muối tinh và muối iot.

Muối ăn là tối thiết cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/bot-chum-ngay}}

Nhu cầu của trẻ nhỏ về muối trong 1 ngày

Tùy vào giai đoạn phát triển và tình trạng phát triển mà mỗi bé sẽ có 1 nhu cầu khác nhau.

  • Nhóm 0-5 tháng tuổi: 0,3g muối/ngày (hoặc 100mg Natri/ngày).
  • Nhóm 6-11 tháng tuổi: 1,5g muối/ngày (hoặc 600mg Natri/ngày).
  • Nhóm 1-2 tuổi: 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg Natri/ngày).

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối hay không?

Thực chất, ở bất cứ độ tuổi nào, con người cũng cần một lượng muối nhất định. Và trẻ nhỏ cũng cần hàm lượng muối nhưng muối ở các thực phẩm tự nhiên đã đủ cho bé, nên không cần thêm muối ở gia vị.

Trẻ nhỏ không nên sử dụng muối trong món ăn 

Muối có công thức là NaCl, khi vào cơ thể tách ra thành Na và Cl. Tuy nhiên, Natri không chỉ có trong những loại gia vị mặn như: muối tinh, nước mắm, bột canh,…. Mà còn có trong  các loại thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, thịt,… cung cấp đủ hàm lượng natri nhất định cho nhu cầu của trẻ trong 1 ngày.

Ví dụ: trong  sữa có khoảng 240 mg natri/L hoặc 75 mg natri cho một bát bột trẻ em. Vì vậy đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường mà không nêm nếm muối, để tránh dẫn tới thừa natri.

Xem thêm :BẠN ĐÃ UỐNG NƯỚC ĐUN SÔI ĐÚNG CÁCH CHƯA?

Những ảnh hưởng khi trẻ bị dư thừa lượng muối

  • Trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng natri dư thừa làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
  • Tăng nguy cơ còi xương ở trẻ, suy thận và biếng ăn về sau.

Trẻ thừa lượng muối sẽ có nguy cơ bị suy thận và huyết áp cao
  • Vị giác của trẻ rất nhạy, khác với người trưởng thành. Nếu bạn cho bé ăn  muối từ nhỏ thì khi lớn trẻ sẽ có thói quen ăn mặn hơn bình thường. Mà ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng huyết áp, ung thư, suy thận…

Vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu về lượng muối của các thực phẩm ăn hàng ngày của trẻ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, không nên thêm muối vào thức ăn hoặc cho trẻ ăn các thực phẩm có sẵn không dành riêng cho trẻ sơ sinh như ngũ cốc ăn sáng, vì có thể chứa nồng độ muối cao.

Xem thêm: Lời khuyên quan trọng khi tắm thảo dược cho bé yêu

Bài viết chính là câu trả lời cho trẻ dưới 1 tuổi có ăn muối được không? Hy vọng qua bài viết các mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, trong việc chăm sóc dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ an toàn và hiệu quả, không bị thiếu hụt hay dư thừa lượng muối. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Danh Sách Các Loại Máy Đo Đường Huyết Tốt Nhất
  • 10 câu hỏi thường gặp trước khi mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
  • Phương Pháp Dân Gian Điều Trị Tiểu Đường Hiệu Quả
  • Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
  • Nhận Biết Về Bệnh Tiểu Đường Điều Trị Sớm Giảm Nguy Cơ Tử Vong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *