Việc nắm rõ sự phát triển của bé qua từng tháng tuổi sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc. Vì thế mẹ nên theo dõi để biết sự phát triển của bé, đồng thời biết bé nhà mình đang thiếu những gì, cần bổ sung những gì.
Khi con mới trào đời
Trẻ mới sinh dù còn rất non nớt nhưng bản thân đứa trẻ đã có những bản năng sinh tồn tự nhiên và phản xạ cơ bản của cơ thể. Những bản năng này sẽ dần được hoàn thiện khi trẻ mỗi ngày một lớn lên, giúp đứa trẻ dần hình thành được những cách tự bảo vệ bản thân, đòi ăn khi bị đói vì vậy các mẹ có thể yên tâm và không nên lúc nào cũng lo lắng là con mình có đang bị đói hay không.
Trẻ 1 tháng tuổi
Khi bé 1 tháng tuổi đừng lo lắng nếu con không nhìn thẳng vào mắt các mẹ vì các con 1 tuần tuổi có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của mẹ. Ngay khi bé quen với mẹ trong tháng đầu tiên, bé sẽ thích thú với việc trao đổi ánh mắt. Trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn là các hình dạng hay màu sắc khác. Tiếp theo những thứ bé quan tâm là vật thể sáng, chuyển động, tương phản cao hay đen trắng…
Bé 2 tháng tuổi
Khi 2 tháng tuổi bé cứng cáp hơn nhiều so với lúc mới sinh, con cũng bắt đầu biết cách phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài vì lúc này trí não của bé đang phát triển mạnh mẽ. Bô mẹ có thể cho con chơi các trò chơi nhiều màu sắc với các chất liệu, hình dạng đa dạng để tập thị giác, xúc giác, nói chuyện cho con nghe để có khả năng phát triển ngôn ngữ. Vì bước sang tháng thư 2 con đã có thể phát ra âm thanh trong miệng khi cười, nhiều lúc còn tạo ra âm thanh vui nhộn và phấn khích, đá chân khua tay liên tục.
Bé 3 tháng tuổi
Ở độ tuổi 3 tháng tuổi, có nhiều bé đã biết bò, tuy nhiên nhiều bé lại không tuân theo quy luật này, bố mẹ đừng quá lo lắng nếu bé chưa lẫy được nhé. Hãy tập luyện cho con bằng cách bắt đầu cho con nằm sấp để cổ, cơ tay của bé cứng cáp hơn.
Cũng ở độ tuổi này bé đã bắt đầu nhận thức được người thân quen với mình, vì thế bố mẹ đừng quên thể hiện tình cảm với bé bằng những cái ôm những nụ hôn ấm áp để bé cảm nhận được tình yêu thương mà bố mẹ dành cho bé nhé!.
Xem thêm : TÌM HIỂU VỀ VIỆC RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI TRONG CUỘC SỐNG MỖI NGÀY
Bé 4 tháng tuổi
Vào thời điểm bé 4 tháng tuổi, có thể em bé của bạn ngủ các giấc ngắn hơn vào ban ngày và dài hơn, liên tục vào ban đêm. Tuy nhiên bé vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày, bạn không nên bị bé “dụ dỗ” để được thức nhiều hơn. Cả giấc ngủ ngày và ngủ đêm đều có ảnh hưởng lẫn nhau nên bạn đừng quan niệm sai lầm là nếu không cho bé ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ ngủ ngoan hơn.
Em bé của bạn đang trở thành một “công dân” nhỏ tuổi ở tháng thứ 4 và sẽ làm bạn ngạc nhiên bằng những tính cách rất riêng của mình. Bạn sẽ nhận ra bé có nét gì giông giống với tính cách của ai đó mà bạn rất quen, có thể là của chính bạn hay là bố của bé, giống như là một bản sao bé nhỏ vậy. Nhưng cũng có khi bé lại có tính tình khác hẳn, không giống ai trong gia đình, đôi lúc khiến bạn không thể hiểu nổi.
Bé 5 tháng tuổi
5 tháng tuổi có thể bắt đầu lật để nằm sấp. Khi bé lăn, cha mẹ có thể nhận thấy bé vận động chân và bập bênh. Chỉ vài tháng nữa là bé đã sẵn sàng bò và vận động nhanh! Nhưng hãy nhớ, khi bé chuẩn bị lật, không bao giờ bỏ bé trên giường hoặc bề mặt cao khác, vì bé có thể lật, té xuống và bị thương.
Khả năng nắm bắt của em bé đang mạnh mẽ hơn. Bé có thể kéo các đối tượng gần hơn, nhặt chúng lên trong lòng bàn tay của mình, sau đó chuyển từ tay này sang tay khác. Bé có thể giữ chai nhựa hoặc một cái ly nhỏ trong tay mình.
Xem thêm: 5 cách trị ho hiệu quả cho bé mà không cần đến kháng sinh
Bé 6 tháng tuổi
– Biết ngồi và bò đi xung quanh
– Biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
Bé 7 tháng tuổi
– Biết cầm chặt các đồ vật. Mẹ đặt những đồ vật ở khắp nơi để khuyến khích khả năng vận động cho bé.
– Ngồi cứng cáp không cần đỡ
Bé 8 tháng tuổi
– Thích bám vào các đồ vật để tự đứng lên
– Sử dụng ngón tay trỏ để gắp thức ăn bỏ vào miệng
– Bắt đầu phân biệt được thích và không thích cái gì
– Các từ bé nói ra rõ ràng hơn như “ba, ma, sữa”
Bé 9 tháng tuổi
– Biết hét lên đòi quyền lợi hoặc những gì mà mình thích
– Đứng khá vững và có dấu hiệu đòi di chuyển, đặc biệt nếu được mẹ dìu tay
Bé 10 tháng tuổi
– Bò rất nhanh bằng tay và đầu gối
– Thích bước đi thật nhanh mà không cần tới sự hỗ trợ từ mẹ
– Phát âm những chữ, âm tiết phức tạp hơn
Bé 11 tháng tuổi
– Bé dụng bàn tay và ngón tay một cách thành thạo, chuyên nghiệp, đặc biệt là trong việc ăn uống
Bé 12 tháng tuổi
Một tuổi là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là quãng thời gian có thể khiến cha mẹ cảm thấy con mình đã lớn lên rất nhiều, một số mẹ còn cảm thấy hơi tủi thân một chút con yêu bây giờ bỗng dưng không muốn được mẹ ôm ấp, bế ẵm suốt ngày nữa mà chỉ lúc nào bé muốn mà thôi.
{{https://namnguyenduoc.vn/products/goi-chuom-nong-lavender}}
Sự tương tác tình cảm của bé cũng đã có nhiều tiến triển vượt trội. Bé đã bắt đầu biết xấu hổ, lo sợ khi gặp người lạ, khóc thét lên khi cha/mẹ không ở bên hay thói quen thích bắt chước người khác vẫn tiếp tục đến giai đoạn này như uống nước khi mẹ uống hoặc biết dùng lược để chải đầu.
Việc theo dõi con yêu trong từng mốc thời gian khá quan trong, chúng giúp mẹ nhận biết được bé nhà mình đang chậm phát triển về vấn đề gì để có thể khắc phục được một cách hiệu quả nhất. Đồng thời đây cũng là giai đoạn mà mẹ dõi theo từng bước của bé đó là niềm hạnh phúc mà những thiên thần đã trao cho mẹ.
Bạn cần biết:
- Nên chọn xe lăn tay hay xe lắc tay cho người khuyết tật?
- Cách sơ cứu ngay khi bị chấn thương đầu gối
- Hậu quả khôn lường khi dùng máy tạo Oxy tại nhà sai cách