Đối với đa số các con sau khi đi uống Vitamin A về, mẹ sẽ thấy con có dấu hiệu ốm sốt, nôn trớ, điều này sẽ khiến nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm chăm bé hoang mang, lo lắng. Vậy bé uống Vitamin A bị mệt mỏi, nôn trớ, mẹ nên sử lý như thế nào cho đúng?
Bé uống vitamin A bị mệt nôn trớ xử lý như nào cho đúng?
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM: Sau khi đi uống Vitamin A có những trẻ xuất hiện hiện tượng ói, quấy khóc, phân hơi loãng, có bé nhạy quá nên thóp hơi phồng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì những dấu hiệu này là bình thường, không sao cả, chỉ trong 1-2 ngày là sẽ hết, mẹ cũng không nên quá lo lắng mà tìm cách can thiệp hay xử lý khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có nhiều trẻ có biểu hiện chỉ cần sau 6 tiếng là hết, cũng có những bé ói một lần là hết dấu hiệu buồn nôn. Vì vậy, bố mẹ theo dõi thường xuyên, kỹ lưỡng, nếu có dấu hiệu khác như sốt,… thì nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khiến bố mẹ lo lắng.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, có một tác dụng phụ khi uống vitamin A đó là việc phồng thóp, nếu bố mẹ thấy dấu hiệu này hãy đưa bé đến ngay bệnh viện. Các bác sĩ sẽ tiếp nhận và đưa bé vào môi trường chuẩn, tránh nhiễm trùng để theo dõi là chủ yếu, ngoài ra cũng sẽ không can thiệp gì.
Xem thêm : Bột chùm ngây nguyên chất tốt cho bé
Vì sao cần bổ sung vitamin A cho bé?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp bé phát triển bình thường về thể chất cũng như trí tuệ, nếu thiếu hụt bé sẽ bị chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, khô mắt và có thể dẫn tới mù lòa.
Vitamin A đóng 2 vai trò chính trong cơ thể:
Tham gia vào chức năng thị giác, tránh hiện tượng quáng gà ở trẻ. Hiện tượng này có thể xảy ra vào thời điểm chập tối với biểu hiện trẻ thường nhút nhát, chỉ ngồi một chỗ, không dám đi hoặc nếu đi thì dễ bị ngã, đi lại khó khăn, dễ va chạm. Tham gia bảo vệ các biểu mô giác mạc, biểu mô dưới da, niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột non, các tuyến nước bọt, tinh hoàn,… tránh hiện tượng da khô, sừng hóa.
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm, nếu thiếu Vitamin A, cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng như sởi, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy, đặc biệt là các bệnh uốn ván, lao,… dẫn tới nguy hiểm cho trẻ, trường hợp xấu thì bé có nguy cơ tử vong.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị thiếu Vitamin A do nhu cầu tăng cao cho sự tăng trưởng nhưng chế độ ăn thường không đa dạng và không đủ, nên trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng, giun sán làm tăng tình trạng hao hụt vitamin A.
Để bổ sung đầy đủ loại vitamin này trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bú mẹ vì trong giữa rất giàu vitamin A, nhất là sữa nhon. Đối với bé 6 tháng không được bú mẹ thì cần bổ sung vitamin A liều duy nhất 50.000 IU tại các trạm y tế.
{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-lavender-oai-huong}}
sVới trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở lên cần được bổ sung nguồn vitamin A thường xuyên thông qua chế độ ăn uống. Vitamin A từ thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn vitamin A có nguồn gốc thực vật. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cần đi kèm với chế độ ăn đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.
Xem thêm: Triệu chứng bé nhiễm giun sán và tẩy giun đúng nhất cho bé
Nên cho bé ăn đa dạng các thực phẩm giàu vitamin A như thịt, cá, gan, trứng, sữa và các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc củ quả màu vàng cam như bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín… sẽ giúp trẻ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Vitamin A là chất dinh dưỡng rất cần thiết để bé phát triển, tuy nhiên đây lại là vi chất cơ thể bé cần thiết nhưng lại không cần quá nhiều. Vì thế cho nên, mẹ nên cho bé uống vitamin A tổng hợp qua đường uống khi có sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại
- Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp
- Bệnh Huyết Áp Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết
- Tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp tại nhà
- Những điều cần lưu ý khi chọn máy đo huyết áp tại nhà