Bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy, mẹ phải làm sao

Bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy là trường hợp thường xảy ra đối với bé sơ sinh, tuy nhiên lại khiến bố mẹ lo lắng vì tưởng chừng như nguồn dinh dưỡng an toàn nhất đối với bé sơ sinh và bé nhỏ lại khiến con tiêu chảy. Trong trường hợp này mẹ sớm tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục sớm nhất tránh làm bé bỏ bú.

Nguyên nhân khiến bé bú mẹ bị tiêu chảy

Việc bé bú mẹ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có những nguyên nhân phổ biến sau đây mẹ nên tham khảo:

Bé bị nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn ở đây không phải là vi khuẩn có trong sữa mẹ mà là vi khuẩn tích tụ trên đầu ti của mẹ. Nếu sau mỗi lần bú, mẹ không vệ sinh kỹ càng sẽ khiến cho cặn sữa bám trên đầu ti, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn.

Bé tiêu chảy khi bú sữa mẹ có thể sữa bị nhiễm khuẩn

Những mẹ vắt sữa trữ đông cũng cần chú ý phải bảo quản đúng cách, vì nếu không bảo quản đúng cách làm cho sữa dễ  bị nhiễm khuẩn từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.

Mẹ có chế độ ăn không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng sau sinh vô cùng quan trọng, đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần phải ăn hợp lý, ăn đúng ăn đủ và nên tránh các thực phẩm có hại như nước uống có gas, café, rượu, bia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản có mùi tanh…Vì đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.

Mẹ sử dụng thuốc

Nhiều mẹ gặp phải tình trạng táo bón kéo dài nên có sử dụng thuốc và nhất là các thuốc nhuận tràng, tuy nhiên mẹ cần lưu ý vì các loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sữa mẹ và khiến bé bú mẹ bị tiêu chảy.

Xem thêm : HƯỚNG DẪN BẠN SỬ DỤNG NƯỚC ION KIỀM ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ EM

Cơ thể bé thiếu Enzyme Lactase

Thông thường khi bé nạp đường latose thì cơ thể sẽ tự động tiết ra enzyme Lactase để tiêu hóa lactose. Và khi cơ thể bé thiếu enzyme Lactase trong ruột non khiến cho lactose chưa được phân hóa sẽ đi thẳng xuống ruột già, khiến cho các vi khuẩn phát triển và gây tiêu chảy.

Bé bú mẹ bị tiêu chảy phải làm sao?

Điều đầu tiên, khi mẹ thấy bé bị tiêu chảy thì cần phải hết sức bình tĩnh cần tìm cách khắc phục ngay để tránh tình trạng bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy và bỏ bú sớm:

Cách xử lý khi bé bị tiêu chảy khi bú sữa mẹ

Xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ có phải là do chế độ ăn uống hay không. Nếu có thì mẹ nên vắt hết sữa trong ngực ra để cơ thể tái tạo sữa mới. Đồng thời mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý, tránh các loại thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.

Nếu mẹ có đang uống thuốc nhuận tràng hay bất kỳ loại thuốc nào khác thì hãy ngưng lại và đến bác sĩ để được khám và điều trị bằng các phương pháp khác an toàn và hiệu quả hơn.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/goi-chuom-nong-lavender}}

Nếu cơ thể trẻ bất dung nạp đường lactose thì mẹ nên cho trẻ uống các loại sữa không chứa đường lactose. Đến khi nào hệ tiêu hóa của trẻ ổn định hơn thì mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ lại bình thường.

Cho trẻ uống cốm hoặc men vi sinh để tăng cường các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn và sẽ hết tiêu chảy.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ khi bé bị đi ngoài: Bé bị ăn sữa mẹ bị đi ngoài sẽ dẫn đến hao hụt rất nhiều nước và chất dinh dưỡng, cha mẹ tuyệt đối không được để trẻ nhịn đói hoặc cắt giảm bớt lượng sữa mẹ của trẻ, vì việc này có thể khiến trẻ càng thêm suy nhược, thậm chí hạ đường huyết. Cố gắng cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để bù đắp lượng nước thiếu hụt. Nếu trẻ không bú sữa mẹ, bạn nên cho trẻ ăn sữa trẻ thường dùng nhưng pha loãng hơn 1/2 trong vòng 2 ngày.

Xem thêm: Giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh có tác dụng gì ?

Trong trường hợp bệnh tiêu chảy của bé ngày càng nặng và kèm theo sốt, mất nước, mệt mỏi, bỏ bú…thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần trẻ đi ngoài: Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, cha mẹ cần rửa sạch hậu môn và vùng xung quanh mông cho trẻ bằng nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lau lại bằng khăn xô. Vào những ngày này, đừng bắt trẻ đóng bỉm cả ngày, điều đó sẽ khiến trẻ rất khó chịu và nguy cơ bị hăm tã cũng rất cao.

Để phòng tránh tình trạng bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy, bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh và đảm bảo nguồn sữa mẹ an toàn cho trẻ, người mẹ cần chú ý hết sức việc bảo vệ sức khỏe của bản thân ngay từ khi mang thai, mẹ nhé!

Bạn cần biết: