Tìm hiểu các tuần khủng hoảng ở trẻ nhũ nhi

Cụm từ “Wonder week” (tuần khủng hoảng) chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với các mẹ bỉm sữa. Với bất cứ 1 em bé bình thường nào thì trong vòng 20 tháng đầu đời đều sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng, hay còn gọi là wonder week. Khi trong giai đoạn này,  bé sẽ có nhiều sự thay đổi đột ngột làm nhiều mẹ trở nên lo lắng. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu sâu hơn về tuần khủng hoảng ở trẻ là gì và các mốc quan trọng của wonder week.

Khái niệm tuần khủng hoảng là gì?

Wonder week chính là tuần bé có bước tiến lớn về tâm lý sinh lý hoặc đang học 1 kỹ năng nào mới. Khi bé nóng lòng muốn học được kỹ năng đó nhưng bé còn vụng về chưa biết xử lý thế nào nên mới diễn ra các tâm trạng khác lạ.


Tuần khủng hoảng làm cho các mẹ lo lắng 

Sau giai đoạn tuần khủng hoảng này bạn sẽ thấy bé thay đổi hoặc có 1 bước tiến rõ rệt nào đó như lẫy, bò, ngồi… và ngoan ngoãn bình thường như trước.

Biết trước được những thời điểm diễn ra tuần khủng hoảng wonder week và quy luật của nó sẽ giúp các mẹ không còn hoang mang hay stress nữa. 

Biểu hiện khi bé đang trong thời gian Tuần khủng hoảng

  • Bé khóc đêm nhiều hơn, đòi mẹ hơn.
  • Chán ăn và biếng bú, ngủ hay bị giật mình và không ngon giấc.
  • Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu.
  • Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên.
  • Muốn được mẹ vỗ về, âu yếm.
  • Hay đổi tâm trạng nhanh chóng, trở nên cáu gắt.
  • Mút tay nhiều, thích ôm ấp 1 món đồ quen thuộc nhiều hơn.
  • Nhút nhát hơn, sợ người lạ.

Xem thêm : Bột chùm ngây tăng cân cho bé

Các mốc thời gian quan trọng của wonder week

Tuần khủng hoảng thứ 5

Các giác quan của bé bắt đầu có sự chuyển biến. Khi sự trao đổi chất của bé phát triển, và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong vòng tuần thứ 5. Nên thời gian này bé sẽ thường xuyên có những dấu hiệu khác thường trong wonder week.


Tuần thứ 5 trẻ bắt đầu bước vào tuần khủng hoảng

Tuần khủng hoảng thứ 8

Sau giai đoạn chán ăn, hay quấy khóc thứ  2 này, trẻ bắt đầu ổn định hơn. Hay quay đầu về phía âm thanh và có dấu hiệu quan tâm đến đồ chơi, khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình.

Tuần khủng hoảng thứ 12

Tuần thứ 12 mẹ sẽ cảm nhận sự lớn lên nhanh chóng ở trẻ. Thời điểm này, bé sẽ bắt đầu biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn và bị thu hút ở những nơi có nhiều tiếng ồn khác nhau.

Tuần khủng hoảng thứ 19

Ba mẹ sẽ bắt đầu thấy bé biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng, biết đẩy núm ti ra khi đã no.  

Tuần khủng hoảng thứ 26

Sau khi hết giai đoạn trẻ hay cáu gắt khó chịu, trẻ sẽ bắt đầu biết cầm nắm và biết ngồi dậy hay nhổm người. Từ từ nhận thức về khoảng cách xa và gần.

Tuần khủng hoảng thứ 37  

Sau khi hết quấy khóc, bỏ ăn,  trẻ sẽ biết bắt chước người khác hay thể hiện rõ tâm trạng của mình. Muốn chơi trò chơi và nhún nhảy theo những bài nhạc và sẽ bắt đầu tập bò.  

{{https://namnguyenduoc.vn/products/goi-chuom-nong-lavender}}

Tuần khủng hoảng thứ 46  

Trẻ bây giờ bắt đầu tập nói bập bẹ những từ đơn và có thể trả lời những câu hỏi đơn giản. Nhưng rất ít và thường trả lời không trọn câu.


Trẻ bước vào giai đoạn tập nói

Tuần khủng hoảng thứ 55  

Ở tháng thứ 13, bé đã có những kỹ năng mới như: đi vịn hoặc có thể đi vững,  thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo.  

Tuần khủng hoảng thứ 64  

Bé bắt đầu biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ, bắt cưới biểu cảm và có hành động giống như người lớn.  

Tuần khủng hoảng thứ 75  

Khi gần 20 tháng tuổi, trẻ đã có thể hoàn toàn đi vững và chạy nhảy. Biết xâu chuỗi sự kiện thành hệ thống và xử lý theo đúng hoàn cảnh xảy ra. Ngoài ra, trẻ cũng phát triển về mặt tính cách và cả ngôn ngữ.

Tuần khủng hoảng” là giai đoạn bé phát triển rất nhanh về vấn đề nhận thức nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng mà hãy cùng bé trải qua giai đoạn đặc biệt này nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: