Công dụng, liều dùng và thực phẩm bổ sung Vitamin B2 cần biết

Vitamin B2 là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Nó liên quan đến nhiều sự phát triển của cơ thể và sức khỏe của con người. Sau đây, hãy cùng với botchumngay.vn cùng tìm hiểu thêm về công dụng, liều lượng và thực phẩm bổ sung vitamin B2 mà chúng ta cần biết nhé

 

Vitamin B2 là một chất không thể thiếu đối với sức khỏe của con người

 

Vitamin B2 là gì?

Vitamin B2 còn được gọi là Riboflavin là một vitamin quan trọng, hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin B2 duy trì các tế bào máu khỏe mạnh, tăng cường năng lượng, tạo điều kiện trao đổi chất lành mạnh, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Vitmain B2 là một vitamin tan trong nước. Giống như tất cả các vitamin nhóm B, Vitamin B2 phải được cung cấp cho cơ thể thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung thường xuyên mỗi ngày. Bởi vì cơ thể không có khả năng dự trữ vitamin B2, lượng dư thừa hàng ngày sẽ được đào thải qua nước tiểu.

 

Vitamin B2 có ảnh hưởng lớn tới quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể con người

Tất cả các vitamin nhóm B được sử dụng để tiêu hóa và chuyển đổi năng lượng từ các loại thực phẩm bạn ăn. Chúng làm điều này bằng cách chuyển đổi các chất dinh dưỡng từ carbohydrate, chất béo và protein thành năng lượng có thể sử dụng dưới dạng “ATP”. Vì lý do này, Vitamin B2 rất cần thiết cho hoạt động của mỗi tế bào trong cơ thể của bạn. Thiếu hụt riboflavin hoặc thiếu vitamin B trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng.

Vitamin B2 tương tác với các vitamin nhóm B khác, tạo nên vitamin B-complex. Trong thực tế, B2 phải có mặt ở mức đủ cao trong cơ thể để cho phép các vitamin B khác bao gồm vitamin B6 và axit folic thực hiện đúng tác dụng của chúng. Tất cả các loại vitamin B đều có chức năng quan trọng đối với hệ thần kinh, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, duy trì da, tóc, móng khỏe, giảm viêm và duy trì sự trao đổi chất.

6 tác dụng của Vitamin B2 đối với sức khỏe

Ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu (Migraines)

Vitamin B2 đã được chứng minh có khả năng đối phó với bệnh đau nửa đầu. Các bác sĩ thường kê toa riboflavin với liều cao 400 mg như một liều điều trị cho đau đầu hoặc cho những người thường xuyên bị đau nửa đầu nghiêm trọng – còn gọi là bệnh Migraines.

Bổ sung đầy đủ vitamin B2 sẽ giúp cải thiện phần nào tinh trạng đau nửa đầu

Bổ sung riboflavin đã được chứng minh là phương pháp điều trị đau đầu tự nhiên và giúp giảm tần suất đau nửa đầu. Đồng thời cũng giúp giảm triệu chứng cũng như mức độ đau và thời gian kéo dài của cơn đau nửa đầu.

Hỗ trợ “cửa sổ tâm hồn” của bạn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt riboflavin làm tăng nguy cơ bị một số vấn đề về mắt. Vitamin B2 có thể giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt bao gồm đục thủy tinh thể, keratoconus và bệnh tăng nhãn áp. Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa những người tiêu thụ nhiều riboflavin với sự giảm nguy cơ rối loạn mắt có thể xuất hiện ở người cao tuổi.

Vitamin B2 hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị các bệnh về mắt

Để điều trị rối loạn mắt, nhỏ mắt bằng riboflavin được dùng cho bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp, cho phép các vitamin thâm nhập qua giác mạc và tăng sức mạnh của giác mạc khi được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng.

Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu

Thiếu máu gây ra bởi một số yếu tố bao gồm giảm sản xuất tế bào hồng cầu, hồng cầu không có khả năng mang oxy và mất máu. Vitamin B2 có liên quan đến tất cả các chức năng này, nó giúp ngăn ngừa và điều trị các trường hợp bị thiếu máu.

Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong tổng hợp hormone steroid và sản xuất hồng cầu. Nó cũng giúp vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động sắt. Khi một người nào đó bị thiếu hụt vitamin B2 do không được cung cấp chế độ ăn giàu vitamin B2, họ có thể có nhiều nguy cơ bị thiếu máu hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm.

 

Vitamin B2 cũng có hiệu quả trong việc giúp hạ thấp lượng homocysteine ​​trong máu

Hàm lượng vitamin B2 thấp có liên quan đến cả hai tình trạng này do chúng có vai trò trong việc vận chuyển oxy và các vấn đề về sản xuất hồng cầu. Bệnh này có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở, thở hụt hơi, giảm khả năng lao động và nhiều hơn thế nữa.

Nghiên cứu cho thấy rằng Vitamin B2 cũng có hiệu quả trong việc giúp hạ thấp lượng homocysteine ​​trong máu. Homocysteine đạt nồng độ cao khi cơ thể không thể chuyển đổi homocysteine hiện diện trong máu thành các axit amin để cơ thể sử dụng. Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức homocystein cao có liên quan đến các yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý tim mạch. Bổ sung Vitamin B2 (riboflavin) đã được chứng minh là sẽ giúp điều chỉnh tình trạng này và cân bằng mức homocysteine.

Duy trì mức năng lượng thích hợp

Vitamin B2 được cơ thể sử dụng để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và duy trì chức năng não, dẫn truyền thần kinh, chức năng tiêu hóa và hormon. Nếu không có đủ lượng riboflavin, sự thiếu hụt sẽ xảy ra và các phân tử có trong carbohydrate, chất béo, protein không thể được tiêu hóa đúng cách và không được sử dụng như “nhiên liệu” giúp cơ thể hoạt động. Đây là một trong những lý do tại sao riboflavin rất quan trọng cho sự phát triển và phục hồi cơ thể.

Vitamin B2  cần thiết để phân hủy protein thành các axit amin, chất béo và carbohydrate thành glucose. Điều này giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng mà cơ thể có thể sử dụng giúp duy trì sự trao đổi chất lành mạnh.

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể rất cần đến vitamin B2

Riboflavin cũng cần thiết để điều chỉnh hoạt động tuyến giáp và chức năng của tuyến thượng thận. Thiếu hụt riboflavin có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp. Nó còn có ích trong việc làm dịu hệ thống thần kinh, chống lại stress kéo dài và điều chỉnh kích thích tố kiểm soát sự thèm ăn, năng lượng, tâm trạng, nhiệt độ cơ thể và nhiều hơn nữa.

Chống oxy hóa và chống lại ung thư

Vitamin B2 hoạt động như một chất chống oxy hóa kiểm soát các gốc tự do gây hại trong cơ thể chúng ta. Vitamin B2 cần thiết cho việc sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, hoạt động như một chất diệt gốc tự do và có thể giải độc cho gan.

Các gốc tự do luôn có trong cơ thể của chúng ta và khi chúng mất kiểm soát có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tật khác nhau. Vitamin B2 đóng vai trò trong việc phòng chống bệnh tật bằng cách củng cố bên trong đường tiêu hóa, nơi có hệ thống miễn dịch phong phú và mạnh mẽ. Một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh cho phép cơ thể hấp thụ và sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nhất từ ​​chế độ ăn uống của bạn. Vì vậy thiếu hụt riboflavin có thể có nghĩa là sẽ có ít chất dinh dưỡng hơn được sử dụng cho cơ thể.

 

Vitamin B2 giúp củng cố thêm hàng rào hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh

Riboflavin đã được chứng minh trong các nghiên cứu sơ bộ là có khả năng giúp ngăn ngừa một số loại ung thư bao gồm: ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để biết vai trò chính xác của riboflavin trong phòng ngừa ung thư, tại thời điểm này các nhà nghiên cứu tin rằng Vitamin B có tác dụng giảm thiểu tác động của ung thư và quá trình oxy hóa các gốc tự do trong cơ thể.

Chăm sóc tóc và làn da

Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ collagen tạo nên làn da và mái tóc khỏe mạnh. Collagen là cấu trúc cần thiết để duy trì sự trẻ trung của làn da bởi chúng ngăn chặn các nếp nhăn. Vì vậy, thiếu hụt riboflavin có thể làm cho chúng ta trông già đi nhanh hơn.

Quá trình lão hóa sẽ bị làm chậm lại dưới sự tác động của vitamin B2

Một số nghiên cứu cho thấy rằng riboflavin có thể làm giảm thời gian cần thiết cho việc chữa lành vết thương, giảm tình trạng viêm da và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.

Thiếu hụt Vitamin B2 có nghiêm trọng không?

Theo USDA, thiếu hụt B2 không phổ biến ở các nước phương Tây, các quốc gia phát triển, vì nhiều sản phẩm chứa carbohydrate tinh chế được tăng cường riboflavin. Ngoài ra, các loại thực phẩm thường được sử dụng khác như trứng và thịt cũng là cung cấp nguồn vitamin B2 tốt.

Nhu cầu vitamin B2 được khuyến cáo cho nam giới là 1,3 mg/ngày và 1,1 mg/ngày đối với nữ giới, trong khi trẻ em và trẻ sơ sinh cần ít hơn. Đối với những người bị thiếu hụt riboflavin hoặc các tình trạng liên quan đến thiếu máu, đau nửa đầu, rối loạn chức năng mắt, rối loạn chức năng tuyến giáp có thể cần bổ sung thêm Vitamin B2 để giúp khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B2

  • Chế độ ăn uống không đủ.
  • Cơ thể kém hấp thu.
  • Thiếu các vitamin nhóm B khác.
  • Sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 như: clorpromazin, imipramin…
  • Khi cơ thể nhiễm khuẩn, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, stress, bệnh gan, ung thư.
  • Trẻ em có lượng bilirubin trong máu cao.
  • Những người nghiện rượu làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 xuống còn một nửa

Khả năng hấp thụ vitamin B2 sẽ giảm đi đáng kể đối với người nghiện rượu

 

Người có nguy cơ thiếu vitamin B2

Người nghiện rượu: các nghiên cứu cho thấy uống nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 xuống còn một nửa. So với những người không uống rượu, những người uống nhiều rượu sẽ cần lượng vitamin B2 nhiều hơn gấp 5-10 lần.

Vận động viên tập luyện căng thẳng: những người tập luyện thể thao với tần suất cao như các vận động viên thì cơ thể của họ phải hoạt động nhiều hơn những người bình thường khác nên sẽ cần lượng vitamin B2 cao hơn lượng khuyến cáo gấp 15 lần. Điều này đặc biệt đúng với nữ giới khi chơi thể thao.

Người đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc: một số loại thuốc như thuốc tránh thai, chống trầm cảm và trị sốt rét sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 của cơ thể.

Bổ sung vitamin B2 cho cơ thể bằng cách nào?

Cơ thể không thể tự sản sinh vitamin B2, cũng không có khả năng dự trữ vitamin B2 do lượng dư thừa sẽ bị đào thải qua nước tiểu hàng ngày. Do đó, bạn cần cung cấp vitamin B2 cho cơ thể hàng ngày. 

Riboflavin, cùng với các vitamin nhóm B khác, thường được tìm thấy trong hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm carbohydrate bao gồm bánh mì, ngũ cốc và mì ống. Thông thường các loại thực phẩm này được bổ sung với các vitamin và khoáng chất bao gồm cả vitamin B2 sau khi chúng được xử lý và nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên khác có thể đã bị loại bỏ hoặc tiêu hủy.

Bạn có thể dùng các loại vitamin B2 tổng hợp dạng viên hoặc bổ sung từ các loại thực phẩm từ nhiên ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu dùng viên vitamin B2 tổng hợp, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không nên tự ý dùng vitamin B2 dạng viên để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Bạn hoàn toàn có thể bổ dung vitamin B2 thông qua khẩu phần ăn hàng ngày

Còn nếu bạn bổ sung vitamin bằng một số loại thực phẩm tự nhiên, thì bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

Không để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì vitamin B2 rất nhạy cảm với ánh sáng. Một số nghiên cứu cho thấy, việc lưu trữ hoặc chế biến thực phẩm giàu vitamin B2 trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm mất đi 25% lượng vitamin này. Do đó, chúng ta nên bảo quản thực phẩm giàu vitamin B2 ở những nơi tối và mát.

Ăn thực phẩm không qua chế biến: vitamin B2 trong thực phẩm sẽ bị hao hút rất nhiều khi được chế biến. Do đó, bạn nên chọn những thực phẩm giàu vitamin B2 có thể ăn tươi, không cần chế biến hoặc chỉ cần chần sơ là có thể ăn.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin B2 mà bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

  • Cá hồi: 3 oz cá hồi cung cấp 0.135 mg/1.7 mg lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
  • Sầu riêng: cup sầu riêng cung cấp 0.21 mg/1.7 mg lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
  • Cà chua: 1 cup cà chua cung cấp 0.285 mg/1.7 mg lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
  • Một nửa cup nấm cung cấp 0.23 mg/1.7 mg lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
  • Hạnh nhân: 1 oz quả hạnh nhân cung cấp 0.323 mg/1.7 mg lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
  • Thịt cừu: 3 oz thịt cừu cung cấp 3.9 mg/1.7 mg lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Cách bảo quản vitamin B2 (riboflavin) 

Bạn nên bảo quản vitamin B2 (riboflavin) trong tủ lạnh, không được để ở ngăn đông, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

 

Cần phải bảo quản thuốc đùng cách để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Vitamin B2 ở từng độ tuổi 

Lượng vitamin B2 nên dùng mỗi ngày khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi.

Đối với trẻ em

  • 0-6 tháng: 300 micrograms (mcg)/ngày
  • 6-12 tháng: 400 mcg/ngày
  • 1-3 tuổi: 500 mcg/ngày
  • 4-8 tuổi: 600 mcg/ngày

Nam giới

  • 9-13 tuổi: 900 mcg/ngày
  • 14 tuổi trở lên: 1.3 milligrams (mg)/ngày

Nữ giới

  • 9-13 tuổi: 900 mcg/ngày
  • 14-18 tuổi: 1.0 mg/ngày
  • Từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg/ngày
  • Với phụ nữ mang thai (từ 19 tuổi trở lên): 1.4 mg/ngày
  • Đối với phụ nữ thời kỳ tiết sữa (từ 19 tuổi trở lên):  1.6 mg/ngày
Như vậy, bài viết trên của botchumngay.vn đã phần nào giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về vitamin B2 cùng với những công dụng và cách dùng của chúng. Hy vọng rằng các bạn đã nắm được tầm quan trọng của vitamin B2 đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung hợp lý nguồn vitamin này cho cơ thể. Chúc các bạn khỏe mạnh!

Xem thêm các bài viết sau: