Lợi ích và tác hại khi ăn ớt - Cách ăn ớt an toàn cho sức khỏe

Ớt cay là gia vị được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong ẩm thực châu Á và các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu lợi ích sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng cũng sẽ mang lại một số tác hại nhất định. Sau đây, hãy cùng botchumngay.vn tìm hiểu lợi ích và tác hại khi ăn ớt cũng như cách ăn ớt an toàn cho sức khỏe trong bài viết dưới đây.

Ớt là gì ?

Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae) Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị rau và thuốc

Có thể phân ra làm 2 loại ớt chính là ớt ngọt (ớt không cay) và ớt cay, với hàng chục giống khác nhau.

Capsaicin là một chất được lấy ra từ ớt, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt. Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước. Vì thế trong trường hợp ăn bị cay quá, dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào, những thức ăn có sữa sẽ giúp ta nhiều hơn.

Ớt cay là một loại quả vô cùng quen thuộc với cuộc sống chúng ta

Ớt không chỉ là một loại gia vị thường xuyên có mặt trong các bữa ăn mà còn có những công dụng trong việc chữa bệnh quả ớt dùng làm gia vị thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A vitamin C gấp 5-10 cà chua và cà rốt Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học.

Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống, thường được dùng chữa đau bụng do lạnh tiêu hóa kém, chữa đau khớp Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong ớt có chứa một số hoạt chất như capsicain, chất này bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.

Ăn ớt có tác dụng gì?

Giảm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California tại Trường Y khoa Los Angeles cho thấy thành phần capsaicin trong ớt có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn chặn các mầm mống bệnh phát triển.

Các nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể có vai trò như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh ung thư, bao gồm cả việc kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.

Chống lại bệnh cúm, cảm lạnh và nhiễm nấm

Ớt cay chứa beta carotene và chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chống lại cảm lạnh và cúm khi thời tiết thay đổi hay khi mùa đông đến.

Giảm lượng axit trong dạ dày

Cayenne trong ớt còn giúp loại bỏ axit trong dạ dày. Theo nghiên cứu được công bố trên Critical Reviews in Food Science and Nutrition, ớt cay giúp hệ thống đường ruột hoạt động tốt hơn, điều chỉnh lượng đường trong máu; nó cũng giúp hệ thống tiêu hóa di chuyển vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu được công bố trên PloS One cho thấy một người sử dụng thêm gia vị ớt cay cho bữa sáng, sẽ tạo ra cảm giác thèm ăn ít hơn, vì vậy mọi người ăn ít calo hơn trong ngày. Ớt cũng đốt cháy chất béo dư thừa, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chống béo phì.

Cung cấp vitamin A, vitamin E

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực, chức năng thần kinh và làn da khỏe mạnh; là một chất chống oxy hóa làm giảm viêm. Vitamin A có trong ớt rất tốt đối với sức khỏe và tuổi thọ; có lợi cho mắt, tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy tăng trưởng tế bào.

Trong ớt chuông chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C

Vitamin E trong ớt có khả năng cân bằng cholesterol, chống lại các gốc tự do, phục hồi làn da bị hư tổn, cân bằng nội tiết tố, phục hồi làn da yếu và mái tóc bị hư tổn, cải thiện thị lực.

Ngăn ngừa dị ứng

Hợp chất cayenne trong ớt là một chất chống viêm, nó có khả năng ngăn ngừa nguy cơ dị ứng và các triệu chứng liên quan đến dị ứng. 

Giảm đau

Chất capsaicin vốn không mùi, không vị, nhưng có khả năng kích thích rồi sau đó làm giảm đau trong cơ thể. Người ta thường dùng capsaicin như một phương thức hữu hiệu để giảm đau khi điều trị vết thương sau phẫu thuật, đau nhức khớp xương, đau miệng và một số bệnh ngoài da.

Chất capsaicin có khả năng kích thích cơ thể giảm đau vết thương sau phẫu thuật

Ngừa tai biến tim mạch

Trong ớt có chứa các hoạt chất giúp cho máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch và ớt còn giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Hạn chế bệnh vặt

Đối với những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa hiệu quả.

Ăn ớt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt như cảm cúm, cảm lạnh

Ngăn ngừa hôi miệng

Vị cay trong bột tiêu có thể hoạt động như một chất khử trùng nên có thể giúp bạn cải thiện chất lượng hơi thở, ngăn ngừa hôi miệng.

Tăng cảm giác thèm ăn

Nếu cảm thấy chán ăn, bạn có thể thử một số đồ ăn cay để có cảm giác ngon miệng hơn. Đồ ăn cay không chỉ giúp bạn kích thích dạ dày mà còn kích thích khoang miệng, nâng cao khả năng tiêu hoá, tăng khả năng co bóp dạ dày. Do vậy, đồ ăn cay có thể giúp bạn cải thiện cảm giác chán ăn và thúc đẩy quá trình tiêu hoá.

Ăn ớt giúp bạn cải thiện cảm giác thèm ăn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Giúp bạn hưng phấn trong khi quan hệ

Bên cạnh các tác dụng có lợi đến sức khỏe, capsaicin cũng được chứng minh là một chất có tác dụng làm cho “chuyện ấy” thêm hưng phấn hơn.

Những nguy hại do ăn cay

Nếu ớt giúp cho bữa ăn trở nên ngon hơn thì cũng nên biết rằng khi ăn nhiều ớt sẽ hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

Đau dạ dày

Khi ăn cay nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ảnh hưởng, những dấu hiệu dễ nhận thấy là: viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ngoài ra, ớt cay cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.

Mất ngủ

Sau khi ăn cay, nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Bởi vì, khi cơ thể bị nóng nảy do nhiệt độ tăng thì sẽ không thể ngủ được, chính vì thế không nên ăn cay vào buổi tối.

Ăn ớt vào buổi tối khiến cơ thể bị nóng nên rất khó đi vào giấc ngủ

Mất cảm giác ngon miệng

Những người thường xuyên ăn đồ cay thì các gai vị giác của lưỡi sẽ quá tải do tiếp nhận quá nhiều kích thích nên có thể bị mất đi khả năng phân biệt các vị. Do vậy, nếu thích ăn cay thì mỗi tuần chỉ nên ăn 2 - 3 lần là vừa, không nên ăn liên tục, không ăn vào buổi tối, càng không nên cố gắng ăn cay thật nhiều trong khi bản thân không thể tiếp nhận được những đồ quá cay.

Nóng trong người

Ăn ớt nhiều và ớt quá cay có thể gây ra phỏng miệng, lở miệng, có thể nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn...  Ngoài ra, trong bột ớt hoặc ớt tươi khi bị mốc sẽ hình thành chất alfatoxin, chất này có khả năng gây ngộ độc và ung thư. Tuy ớt có hàm lượng vitamin C rất phong phú, chất tiền sinh tố D rất tốt cho sức khỏe và một số công dụng khác như kích thích tiêu hóa, khẩu vị nhưng không phải người nào cũng có thể dùng.

Ăn ớt quá cay có thể gây nóng trong người không tốt cho sức khỏe

Người có cơ thể ốm yếu, người mắc bệnh dạ dày, đại tràng, sỏi mật hay những người đang uống một số thuốc đều không nên ăn ớt bởi vì nó sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hằng ngày.

Dễ nổi mụn

Thức ăn cay có tính hút ẩm nên sẽ làm cho da trở nên thô ráp, đồng thời chất cay cũng gây kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn. Do đó, những người da khô nên hạn chế ăn thức ăn mặn, nóng và cay. Đối với phụ nữ có thai thì việc ăn cay không ảnh hưởng lớn đến người mẹ, nhưng mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho con trẻ sau này, con sinh ra dễ bị rôm sẩy, nóng nhiệt trong người.

Ăn ớt nhiều có thể gây mụn nhọt nổi nhiều trên mặt, lưng,...

Đối với phụ nữ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ dễ bị bốc hoả trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.

Làm chứng ợ nóng trầm trọng hơn

Các loại thực phẩm cay không thực sự gây ra các chứng ợ nóng hoặc loét dạ dày nhưng việc ăn cay thường xuyên sẽ làm cho hai triệu chứng này tồi tệ hơn. Nếu bị chứng trào ngược dạ dày, bạn nên cắt giảm vị cay trong khẩu phần ăn của mình. Nếu bạn hay gặp phải chứng ợ nóng, hãy làm dịu cảm giác khó chịu này với một cốc sữa chua hoặc kem để trung hòa những gia vị cay này.

Bạn nên chú ý lượng ớt tiêu thụ nếu như bạn gặp vấn đề về chứng ợ nóng

Dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa

Một trong những tác hại của các thực phẩm cay chính là những rắc rối mà chúng gây ra cho đường ruột. Vị cay đóng vai trò như một chất kích thích nên tác động đến đường ruột của bạn. Capsaicin trong ớt có thể hoạt động giống như thuốc nhuận tràng nên một số người sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy khi dùng các loại thức ăn cay.

Lời khuyên bạn nên biết để ăn ớt an toàn

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi những tác hại của việc ăn cay, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

Không ăn quá nhiều ớt

Nếu ăn ớt quá nhiều, vị cay sẽ lấn át mùi vị của những món ăn khác khiến bạn không thưởng thức được trọn vẹn mùi vị của món ăn. Hơn nữa, ớt còn gây hại cho dạ dày của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên chế biến ớt vừa phải cùng với nhiều món ăn khác nhau để đảm bảo độ ngon mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn quá nhiều ớt sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe

Chỉ nên ăn 1 quả ớt nhỏ/1 ngày

Nếu liên tục ăn cay nhiều trong thời gian dài với mỗi ngày từ 1-2 trái ớt trở lên, bạn có thể bị liệt các dây thần kinh cảm giác. Vì thế, bạn chỉ nên giới hạn ở mức 1 quả ớt nhỏ/1 ngày.

Không ăn cay khi bụng quá đói

Trước khi ăn cay, bạn nên ăn một số thực phẩm lót bụng trước để ớt không gây hại cho dạ dày của mình như tinh bột, bánh,…

Ăn ớt lúc bụng đói rất có hại cho sức khỏe con người

Nấu chín ớt trước khi ăn

Một số người Việt Nam thường ưa chuộng ăn ớt tươi trong những bữa cơm của mình song cũng có người thích ăn ớt xay hoặc ngâm với tỏi. Tuy nhiên, bạn nên nấu chín ớt để làm giảm kích thích niêm mạc miệng và tránh khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày.

Trộn ớt với những gia vị khác

Khi trộn ớt với những gia vị khác như tỏi, măng hay giấm, bạn sẽ ăn ít ớt hơn do có sự kết hợp hài hòa với nhiều gia vị khác.

Nên kết hợp món cay với nhiều món khác

Bạn không nên chỉ dùng đồ ăn cay trong bữa ăn của mình mà nên ăn cùng với các món chính khác có đủ hương vị chua, mặn, ngọt để làm giảm tác hại của vị cay.

Nên ăn thêm các món chua mặn ngọt khác bên cạnh món cay

Nên ăn món cay khi đã nguội

Bạn không nên ăn món cay khi còn nóng vì sẽ làm tổn hại đến thực quản, vòm họng, phỏng lưỡi, gây tê liệt vị giác tạm thời và gây hại cho dạ dày.

Làm dịu cơ thể sau khi ăn cay

Sau khi ăn cay, bạn có thể giải nhiệt cho cơ thể bằng cách uống sữa tươi, sữa chua, trà giải nhiệt, trả thảo dược… Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trái cây có vị chua để làm giảm vị cay trên đầu lưỡi.

Đối tượng không nên ăn cay

Để tránh tác hại của việc ăn cay với sức khỏe, bạn không nên sử dụng gia vị này trong bữa ăn của mình nếu thuộc những đối tượng sau:

Đang mắc bệnh tim mạch

Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính không nên ăn cay bởi capsaicin trong ớt sẽ làm tuần hoàn máu tăng nhanh, khiến tim đập nhanh hơn, thời gian dài sẽ khiến suy tim cấp tính.

Những người có bệnh tim thì không nên ăn ớt thường xuyên trong bữa ăn

Người có bệnh ở dạ dày

Những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày không nên ăn ớt vì có thể bị niêm mạc phù nề, tăng nhu động dạ dày, ảnh hưởng đến sự phục hồi của chức năng tiêu hóa.

Bị viêm túi mật, sỏi mật

Những người bị viêm túi mật mãn tính, sỏi mật sẽ kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều hơn làm bệnh càng nghiêm trọng.

Đang bị bệnh trĩ

Những người bị bệnh trĩ ăn cay nhiều sẽ bị áp xe hậu môn. Ngoài ra, ớt còn gây ra chứng táo bón và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng cũng như khó trị hơn.

Không nên ăn ớt nếu như bạn đang bị trĩ

Đang bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc

Ớt sẽ làm những bệnh này nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai và mới sinh con

Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn cay nhiều sẽ khiến cho em bé bị ảnh hưởng. Đối với phụ nữ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ dễ bị bốc hoả trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.

Việc ăn cay làm cho món ăn trở nên ngon miệng và kích thích vị giác của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể nhận những hậu quả không tốt cho cơ thể nếu ăn cay không đúng cách. Vì thế bạn nên cân bằng lượng gia vị này trong khẩu phần ăn của mình để chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm các bài viết liên quan: