Độ pH và những ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Mỗi môi trường có một nồng độ PH nhất định, đặc biệt là độ PH trong nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng botchumngay.vn tìm hiểu về ý nghĩa và ảnh hưởng của độ PH đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!

Độ pH là gì?

pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7. Vậy độ pH là gì? Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.

PH được xem là từ viết tắt của các thuật ngữ: “pondus hydrogenii” (là độ hoạt động của hydro) trong tiếng Latinh hoặc "pouvoir hydrogène” thuật ngữ tiếng Pháp. Còn đối với tiếng Anh, pH có thể là từ viết tắt của “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen”, các thuật ngữ này về mặt kỹ thuật đều đúng cả.

Độ pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch

Chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0-14, nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0<pH<7, ngược lại dung dịch có tính bazơ thì độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7.

Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức: pH = - lg [10] (H+)

Log10 là biểu thị lôgarit cơ số 10, vì thế pH được định nghĩa là thang đo lôgarit của tính axít, cụ thể như pH=8,2 thì sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/L hay khoảng 6,31 × 10−9 mol/L, một dung dịch có hoạt động của [H+] là 4,5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 × 10−4) tức là khoảng 3,35.

Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy.

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ pH.

Dưới đây, botchumngay.vn xin tổng kết lại một vài phương pháp dùng để kiểm tra độ pH phổ biến hiện nay cũng so sánh các ưu điểm nhược điểm để người dùng có thể làm căn cứ chọn cho mình cách thích hợp nhất để kiểm tra độ pH.

STTCÁCH XÁC ĐỊNHĐẶC ĐIỂMƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
1Sử dụng quỳ tímGiấy quỳ màu tím hoặc trung tính thay đổi màu sắc :

Từ màu tím ban đầu sang màu đỏ để xác định dung dịch là axit.

Chuyển sang màu xanh nếu dung dịch đó là kiềm.

Giấy quỳ trung tính có chứa từ 10 đến 15 loại thuốc nhuộm khác nhau, bao gồm azolitmin, leucazolitmin, leucoorcein và spaniolitmin.

Đây là phương pháp đơn giản nhất, chi phí thấp nhất thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm hay giáo dục…

Dễ dàng xác định độ pH mà không cần nhiều kiến thức chuyên môn, cho kết quả nhanh.

Không xác định chính xác nồng độ ph cụ thể mà chỉ biết được dung dịch đó có tính axit, trung tính hay bazơ.
2Sử dụng máy đo pHLà phương pháp xác định độ ph chính xác nhất hiện nay. Những loại máy đo pH hiện nay xác định đến 2 con số thập phân giá trị pH.Xác định chính xác nồng độ pH của tất cả các loại dung dịch, đồ uống, máu hay các nguồn nước.

Các thao tác đều tự động và hiện thị kết quả ra màn hình hoặc lưu trữ kết quả trên máy tính.

Chi phí để mua máy khá cao
3Sử dụng bút đo pHĐây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi để đo độ pH, hiện tại có bút đo pH được phân thành 2 loại:

Bút đo pH đất: là loại bút chuyên đo độ ph của nhiều loại đất khác nhau. Việc xác định ph đất giúp ta tìm hiểu được đây là loại đất nào, thích hợp với loại cây trồng nào.

Bút đo pH nước: Là loại bút chuyên đo pH dung dịch, bằng cách nhúng đầu dò vào trong dung dịch. Sau ít phút bút sẽ hiện thị chính xác độ pH trong dung dịch đó.Đây là cách đo độ kiềm trong dung dịch được nhiều người sử dụng nhất.

Là một thiết bị nhỏ gọn, có thể di chuyển đến bất kỳ đâu, dễ dàng bảo quản và kiểm tra độ pH nhanh.Có độ chính xác không tuyệt đối như máy đo pH để bàn.
4Sử dụng Test seraĐây là thương hiệu nổi tiếng của Đức chuyên sản xuất các thiết bị test nước như kiểm tra nồng độ NO2, NO3, nước cứng và độ pH.

1 bộ test sera pH gồm 1 chai thuốc thử, 1 bảng màu so sánh nồng độ ph và 1 ống nghiệm để test nước.

Kiểm tra nhanh nồng độ pH các môi trường nước nuôi thủy sản như tôm, cá và thực vật thủy sinh. Giá thành bộ test sera ph khá rẻ và có thể sử dụng tối đa 100 lần test.Chỉ kiểm tra được nồng độ pH của một vài môi trường nước nuôi thủy sản và không kiểm tra đươc các loại dung dịch khác.

ĐỘ PH CỦA MỘT SỐ DUNG DỊCH PHỔ BIẾN

Mỗi chất tồn tại đều có một độ Ph nhất định vì vậy để tiện lợi cho người theo dõi thì botchumngay.vn sẽ liệt kê một số độ pH của vài dung dịch phổ biến

Độ pH của nước

Dung dịch phổ biến nhất trên trái đất là nước vì trái đất có đến ¾ là đại dương cũng như  con người, tỉ trọng nước chiếm đến 70% và hơn hết là chúng ta  không thể sống nếu không bổ sung nước trong vòng 24h. Nước có nhiều loại như nước ngọt, nước mặn, nước phèn. Và Vị ngọt trong nước là do pH quyết định.  

Vị ngọt của nước sẽ do độ pH quyết định

Mỗi loại nước lại chứa một độ pH riêng ví dụ:

  • Độ ph của nước tinh khiết là 7, nhưng lưu ý là độ ph7 này chỉ là nước sạch và được xử lý bằng các phương pháp lọc.
  • Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5.

Độ pH của đất

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – Dịch vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã phân loại phạm vi pH đất như sau:

TÊNPhạm vi pH
Siêu axit<3,5
Cực kỳ axit3.5 - 4.4
Axit rất mạnh4.5
Axit mạnh
5.1 5.15.5
Axit vừa phải5,6666.0
Có tính axit nhẹ6.1 – 6.5
Trung tính6,6777.3
Hơi kiềm7.4 – 7.8
Kiềm vừa phải7.9 – 8.4
Kiềm mạnh8,5
Kiềm rất mạnh> 9.0

Mỗi loại đất khác nhau sẽ có độ pH khác nhau 

Còn ở Việt Nam có địa hình đa dạng nên có nhiều loại đất khác nhau. botchumngay.vn sẽ thống kê độ ph của một số loại đất thông dụng nhất :

  • Đất kiềm là đất có độ pH bằng 7, đây là loại đất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm của loại đất này là ít chất dinh dưỡng, không thích hợp trồng trọt các loại cây nông nghiệp.
  • Đất trung tính là đất có độ pH 7, đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới mà tiêu biểu nhất là cây lúa nước.
  • Đất chua là đất có độ pH nhỏ hơn 7, nhưng cây trồng chỉ thích hợp với đất có độ pH từ 4 đến 7. Nếu pH < 4 là loại đất phèn.

Độ pH của axit

Axit có độ pH từ pH = 0 đến ph <7 trong thang đo ph. Những hóa chất có tính aixt phổ biến thường gặp trong phòng thí nghiệm là hcl, h2so4.

Độ pH của sửa rửa mặt

Đây có lẽ là dung dịch không mấy xa lạ với các bạn nữ. Nhưng ít ai biết được rằng độ pH ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất và hiệu quả của sữa rửa mặt. Bởi vì thành phần sửa rửa mặt có chứa một nguyên tố hóa học là lưu huỳnh(S) mà lưu hình thường tồn tại dưới dạng hợp chất mà thường là hợp chất axit. Như vậy nồng độ pH trong sữa rửa mặt phải nhỏ hơn 7 và lý tưởng nhất là từ 6 đến 6.5.

Sữa rửa mặt có chỉ số pH trong khoảng 6 -6.5 là lý tưởng nhất

Độ pH của nước tiểu

Nước tiểu của mỗi người có nồng độ pH khác nhau. Việc xác định nồng độ nước tiểu giúp kiểm tra sức khỏe và phát hiện các loại bệnh như suy thận, đái tháo đường, sỏi thận và đặc biệt là bệnh viêm dạ dày do virut hp gây ra.

Thông thường 1 người trưởng thành có độ pH trong nước tiểu trong khoảng 4,6 đến  >8.

Độ pH của ba zơ

Bazơ hay còn gọi là kiềm có độ pH từ 8 đến pH 14, những chất hóa học manh tính bazơ phổ biến gồm có NaOH, KOH…

Độ pH của máu

Máu chảy qua tĩnh mạch của chúng ta phải có độ ph giữa 7,35 và 7,45. Vượt quá phạm vi này chỉ bằng một phần mười đơn vị pp có thể gây tử vong.

CÁCH BẢO QUẢN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO PH

Nếu bạn đang tiến hành các phòng thí nghiệm ướt, bạn có thể sẽ cần phải kiểm tra pH tại một số điểm. Xem xét chi phí, độ chính xác, độ chính xác, tính di động và thuận tiện khi chọn phương pháp thử pH.

Cho dù bạn chọn chất chỉ thị pH, giấy đo pH hoặc máy đo pH, hãy chắc chắn lưu trữ các công cụ đo này đúng cách.

Luôn bảo quản các giấy thử trong hộp đựng ban đầu của chúng hoặc trong thùng chứa kín khác. Không để chúng tiếp xúc với độ ẩm hoặc nhiệt độ khắc nghiệt.

Nên bảo quản giấy thử trong hộp khi không sử dụng để tránh giấy bị biến đổi do môi trường

Lưu ý đến ngày hết hạn mỗi khi lấy ra sử dụng và nên làm theo bất kỳ hướng dẫn bảo quản lưu trữ đi kèm.

Trước khi sử dụng, kiểm tra các dụng cụ đo pH trong dung dịch pH đã biết (ngoài nước) để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách. Nếu chúng không đưa ra giá trị pH dự kiến, nên kiểm tra, sửa chữa, loại bỏ và đặt mua mới để đảm kết quả thí nghiệm được chính xác.

Để lưu trữ lâu dài các thiết bị cầm tay, hãy tháo pin để giảm thiểu nguy cơ ăn mòn, rò rỉ pin, hoặc nổ và hư hỏng thiết bị. Không được lưu trữ các thiết bị cầm tay hay thiết bị đo khác trong điều kiện khắc nghiệt hoặc trong môi trường ẩm ướt. Luôn tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để lưu trữ thích hợp.

Ý nghĩa của độ pH trong đời sống

Độ pH được xem là một chỉ số có vai trò rất quan trọng trong nhiều ngành nghề hiện này cũng như trong thực tế đời sống.

Trong phòng thí nghiệm:

Trong các hoạt động nghiên cứu, hầu hết tất cả các quá trình có sự tồn tại của nước đều cần đo pH. Việc này bao gồm chuẩn đoán hóa học, kiểm tra chất lượng nước khoa học môi trường và các thí nghiệm môi trường sinh học.

Đo độ pH các dung dịch trong phòng thí nghiệm là một việc vô cùng quan trọng

Việc đo độ pH được xem là một bước quan trọng không thể thiếu trong các thí nghiệm có liên quan đến nước và được xem là có vai trò rất quan trọng đối với ngành thí nghiệm nói riêng.

Đối với cơ thể:

Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào mức độ pH thích hợp để duy trì sự sống, cơ thể người và sinh vật dựa vào cơ chế nội bộ để duy trì 1 nồng độ pH nhất định để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Việc xác định được độ pH của cơ thể sẽ cho biết tình trạng sức khỏe và sự sống của sinh vật đồng thời có thể xác định môi trường sống và chế độ ăn uống phù hợp với từng cá thể khác nhau.

Cơ thể khỏe mạnh sẽ có nồng độ pH rơi vào khoảng 7.3 - 7.4

Theo nghiên cứu, nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.

Trong quá sinh ăn uống và sinh hoạt, do nhiều nguyên nhân nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…

Đối với các ngành công nghiệp, sản xuất:

Độ pH là một yếu tố có vai trò điều chỉnh nồng độ mùi vị thực phẩm trong các ngành chế biến, đảm bảo cho thực phẩm và các loại nước uống đạt được mùi vị chuẩn và góp phần quan trọng trong quá trình bảo quản thực phẩm. (Ví dụ như các loại thực phẩm tươi sống như thịt sẽ phải có độ pH ở mức 5,5- 6,2. Trong trường hợp pH nhỏ hơn 5,3 thì có lẽ thịt đã bị ôi thiu).

Độ tươi ngon của thực phẩm sẽ phản ánh trên độ pH mà ta đo được của sản phẩm đó

Nó còn là một chỉ số được các nhà sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân quan tâm vì độ pH của sản phẩm có ảnh hưởng khá lớn đến cơ thể. (Ví dụ như Da và tóc có độ pH giao động ở ngưỡng 5.5 vì vậy muốn da và tóc khỏe mạnh thì chúng ta nên chọn những mỹ phẩm có độ pH nhỏ hơn 7 để đảm bảo an toàn). Dựa vào chỉ số này mà các nhà sản xuất có thể sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc xác định độ pH của đất, nước là điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng.

Trong đời sống sinh hoạt:

Độ pH là một nhân tố rất quan trọng để đánh giá các tiêu chí liên quan đến môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. 

Đo độ pH của nước để có thể nắm bắt được tình trạng nguồn nước của gia đình có ổn hay không

Việc sử dụng thường xuyên nguồn nước có nồng độ pH cao thì rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến sỏi thận, sỏi mật,.. Nếu như độ pH của nước ở mức quá thấp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa và mòn men răng hay làm gia tăng ion kim loại từ các vật chứa nước. Những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta.

Độ pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.

Độ pH của nước sinh hoạt cao có thể gây nên các bệnh ngoài da cho cơ thể như làm cho da khô, ngứa và khó chịu,…

Chỉ số pH trong cơ thể người bao nhiêu là tốt?

Theo một số nghiên cứu mới đây thì nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4 đây được coi là mức độ tốt nhất giúp các tế bào hoạt động bình thường từ đó bạn sẽ có một sức khỏe tốt, ổn định.

Nếu như theo kết quả xét nghiệm mà độ pH trong cơ thể bạn quá cao sẽ dẫn đến lượng axit dư thừa đây là nguồn gốc cho các căn bệnh ung thư, tiểu đường, dạ dày… mà nguyên nhân làm gia tăng ion H+ trong cơ thể người chủ yếu là do ăn uống không khoa học, thực phẩm không sạch, môi trường ô nhiễm.

Độ pH không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến là da, đặc biệt được các chị em quan tâm. Vì vậy để đảm bảo có sức khỏe tốt cần cân bằng độ pH trong cơ thể vì nó giúp gia tăng các tế bào khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.

Làm sao để cơ thể cân bằng độ pH?

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Bởi trong những loại thực phẩm này có sẵn tính kiềm sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều loại vitamin tốt, chống oxy hóa,.... Một số loại rau và quả có tính kiềm cao như: cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt), ớt chuông, cần tây, quả bơ…

Nên bổ sung nhiều rau củ và trái cây để cơ thể luôn khỏe mạnh

Luôn giữ tâm trạng thoải mái

Nếu như tâm trạng của bạn luôn trong tình trạng ức chế, suy nghĩ tiêu cực thì cơ thể sẽ tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe, vì vậy lời khuyên của Bác sĩ chính là để giữ được tính kiềm trong cơ thể thì bạn nên duy trì tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời. Bên cạnh đó sự thoải mái, vui vẻ còn giúp gia tăng các tế bào miễn dịch, tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus.

Ngủ nghỉ điều độ

Nên đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng, ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp cơ thể sản sinh các axit có lợi rất tốt cho sức khoẻ.

Hãy có chế độ ngủ nghỉ điều độ để cơ thể luôn được khỏe mạnh

Uống đủ nước

Nước là nguồn năng lượng quan trọng đối với cơ thể, vì vậy hằng ngày hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất 2 lít mỗi ngày. Đặc biệt là nước khoáng và nước giàu ion kiềm vì trong các loại nước này giàu vi khoáng tự nhiên, giàu khả năng chống oxy hóa giúp cân bằng được độ pH trong cơ thể.

Độ pH trong nước bao nhiêu là phù hợp cho sức khỏe con người?

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009), độ pH của nước sinh hoạt là 6 – 8,5. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến cáo, uống nước có độ ph<7 (độ pH thấp) rất có hại cho sức khỏe con người, nguyên nhân là do tính axit của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa hay tiếp xúc.

Độ pH của một số đồ dùng và thức ăn trong cuộc sống thường nhật

Độ pH trong nước được xem là phù hợp cho sức khỏe con người dao động từ 7 – 9,5. Trong đó:

  • Nước trung tính được dùng để uống thuốc và sinh hoạt
  • Nước kiềm (Nước ion kiềm độ 7<pH<10) rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt có tác dụng trong việc chống oxy hóa, bệnh đường ruột,..

Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, mỗi người chúng ta nên biết đến những thông tin này để có chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm hợp lý.

Các dấu hiệu của pH thấp

Thường dễ thấy nhất là các vết mờ màu xanh rêu trên các vật chứa bằng đồng, các vết nâu đỏ trên các vật bằng sắt thép. Dấu hiệu khó thấy hơn là các vật dụng kim loại bị mòn dần (dấu hiệu ăn mòn của axit)
Xét nghiệm pH của nước giếng: Với các dụng cụ đo đạc tinh xảo, các phòng thí nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuân thủ chỉ dẫn của phòng thí nghiệm để việc lấy mẫu không bị sai lệch. Các dụng cụ cầm tay, các bộ thử nhanh chỉ có thể cho ra các con số tương đối.

Cách điều chỉnh khi pH quá thấp, xử lý nâng PH – trung hòa PH.

Sử dụng bộ lọc trung hòa

Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ.

Sử dụng bộ lọc nước để đảm bảo nguồn nước dùng luôn ở độ pH lý tưởng.

Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm lọc cặn thô phía trước.

Điều chỉnh pH bằng hoá chất

Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Thật ra nâng pH dùng hóa chất có rất nhiều cách: Nước thải dùng NaOH là hiệu quả nhất.. Về lưu lượng nhỏ thì nâng pH bằng hạt L.S là đạt rồi (pH= 5).

Phương pháp thủ công

Nếu muốn tăng pH lên có thể hòa vào một ít nước vôi trong đây chính là hidroxitcanxi sẽ làm cho pH của nước tăng lên từ 6,5-8,0. Đối với nước ao, hồ mưa nhiều ngày liên tục sẽ làm cho pH ở ao hồ xuống dưới 6,5 do đó người ta rắc vôi bột để điều chỉnh pH, vì vôi là ôxitcanxi khi cho vào nước sẽ tạo thành CaCO3 kết tủa và hydroxitcanxi tan trong nước Ca(OH)2. Vì độ pH thấp quá sẽ gây cho cá lồi mắt và một số bệnh khác, hơn nữa canxi cũng là chất điện giải không thể thiếu đối với con người cũng như cá vậy.

Sử dụng hạt nâng pH

  • Thành phần hóa học cơ bản là CaCO3 > 90%
  • Kích thước hạt: 1,5-2,5mm.
  • Tỷ trọng: 1.500 kg/m3
  • Dạng hạt màu trắng sữa, cứng, khô rời, có góc cạnh.

Trên đây là tất cả những thông tin khá cần thiết mà botchumngay.vn muốn gửi đến bạn về các khái niệm liên quan đến độ PH cũng như những ảnh hưởng của độ PH trong đời sống. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn thật nhiều. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Xem thêm các bài viết liên quan: