Bệnh suy giáp là gì? Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh suy giáp

Suy giáp khiến người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, mọi hoạt động hàng ngày đều trở nên chậm chạp. Nghiêm trọng hơn là những vấn đề như hạ đường huyết, khó thở… ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh suy giáp là gì? Những thực phẩm nào tốt cho người bị suy giáp? Sau đây hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của botchumngay.vn để hiểu rõ hơn nhé!

Suy giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ, có vai trò sản xuất và lưu trữ các hormone ảnh hưởng đến gần như mọi tế bào trong cơ thể.

Khi tuyến giáp nhận được tín hiệu (TSH – hormone kích thích tuyến giáp), tuyến giáp sẽ giải phóng các hormone vào máu. Tín hiệu này xuất phát từ tuyến yên, một tuyến nhỏ nằm ở dưới não và được gửi khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp.

Đôi khi, tuyến giáp không giải phóng hormone ngay cả khi có nhiều TSH. Tình trạng này được gọi là suy giáp. Khoảng 90% nguyên nhân của bệnh suy giáp là do viêm tuyến giáp Hashimoto, một bệnh tự miễn.

Bệnh suy giáp là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Các nguyên nhân khác gây suy giáp là thiếu iốt, rối loạn di truyền, dùng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp, tuyến giáp không nhận đủ hormone TSH, tín hiệu giải phóng nhiều hormone tuyến giáp hơn. Điều này xảy ra khi tuyến yên không hoạt động và được gọi là suy giáp thứ cấp.

Hormone tuyến giáp rất quan trọng. Chúng giúp kiểm soát sự tăng trưởng, hồi phục và quá trình trao đổi chất – một quá trình mà cơ thể chuyển đổi những gì bạn ăn thành năng lượng.

Sự trao đổi chất thường ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể và tốc độ đốt cháy calorie. Đó là lý do tại sao những người bị suy giáp thường cảm thấy lạnh, mệt mỏi và dễ tăng cân.

Bệnh suy giáp nguy hiểm thế nào?

Bệnh suy giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến giáp, không đủ cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ) hoặc không. Suy giáp có nhiều loại:

Suy giáp tiên phát: do căn nguyên miễn dịch (như viêm tuyến giáp Hashimoto). Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ (kể cả phóng xạ vùng cổ). Do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp điều trị bệnh basedow, (neomercazol, thyrozol, novacarb, lithium...). Do thiếu hụt iốt nặng.Bẩm sinh hoặc mắc phải trong tử cung (suy giáp trẻ mới đẻ);

Suy giáp thứ phát: do suy thùy trước tuyến yên (hiếm gặp);

Suy giáp do vùng dưới đồi: rất hiếm gặp;

Suy giáp dưới lâm sàng: không có biểu hiện. Thể bệnh này khá phổ biến, chiếm 5-13% dân số.

Bệnh suy giáp thường gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới

Tuy nhiên, suy giáp gặp phổ biến ở nữ giới. Đối với phụ nữ đang mang thai, nó có thể là một nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc suy yếu não bộ của trẻ sơ sinh.

Khi bị suy giáp người bệnh có các biểu hiện: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, đãng trí, trầm cảm, da, tóc khô; tâm trạng thay đổi thất thường; rối loạn kinh nguyệt; tay chân lạnh, cảm thấy vô cùng lạnh trong mùa đông và nóng quá mức trong mùa hè... Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở...

Các vấn đề của tuyến giáp khác

Bướu tuyến giáp

Bướu tuyến giáp hay còn được gọi với cái tên quen thuộc mà mọi người thường sử dụng là bướu cổ. Đây là một trong số những căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao hiện nay và không loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù tình trạng tuyến giáp ở cổ bị phì đại lên một cách bất thường nhưng không gây ra đau đớn. Do đó mà với các loại bướu nhỏ, bệnh nhân nếu không để ý sẽ rất khó phát hiện hoặc sờ thấy có khối u nhỏ không đáng kể nên chủ quan bỏ qua. Khi bướu lớn có thể khiến bệnh nhân khó nuốt, ho và khó thở do hệ thống ống dẫn khu vực cổ bị chèn ép.

Bướu tuyến giáp là một căn bệnh phổ biến khiến vùng cổ bị chèn ép 

Viêm tuyến giáp 

Viêm tuyến giáp còn có tên gọi là bệnh Hashimoto, là tình trạng tuyến giáp bị viêm có thể dẫn đến cường giáp hoặc suy giáp, thậm chí là cả hai. Nguyên nhân của bệnh có thể do vi khuẩn, virus xâm nhập gây tổn thương  hoặc cũng có thể do thuốc hoặc tác động của các cơ chế miễn dịch,... Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân có các biểu hiện bao gồm: 

Biểu hiện giống với bệnh cường giáp trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức: tuyến giáp sưng to, mất nước, khô mắt, sụt cân, tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt, thèm ăn, nhạy cảm với nóng, rối loạn lo âu,...

Biểu hiện giống với bệnh suy giáp trong trường hợp tuyến giáp suy giảm chức năng: thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, táo bón, nhạy cảm với lạnh, có các triệu chứng của người bị tự kỷ, trầm cảm,...

Bướu cường giáp

Bệnh basedow là bệnh hay gặp nhất của các bệnh nhân bị bướu cường chức năng tuyến giáp. Người bị bệnh basedow sẽ có các biểu hiện như mạch nhanh, mắt lồi, run chân tay,... Bướu cường giáp là hội chứng với các biểu hiện điển hình như ăn nhiều uống nhiều nhưng người gầy gò và sụt cân, hồi hộp đánh trống ngực,...

Bướu cường giáp basedow là một trong những dạng bệnh gặp nhiều nhất hiện nay

Bướu nhược giáp 

Bệnh còn được gọi là suy giảm tuyến giáp. Đây là tình trạng tuyến giáp không tiết đủ hormon để tham gia vào các quá trình trao đổi chất. Bướu nhược giáp không gây đau nhưng thường bị lệch về một bên và có các biểu hiện như: mặt có hiện tượng bị sưng, rụng tóc, nhịp tim chậm, suy giảm trí nhớ, sưng khớp, đau nhức, yếu cơ và mệt mỏi,...

Xem thêm các bài viết sau:

Thực phẩm tuyệt vời cho người suy giáp

Các acid béo omega-3 trong cá biển như cá hồi, cá ngừ hoặc cá mòi là sự lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giáp. Người bị suy giáp thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do lượng cholesterol trong máu tăng cao. Trong khi đó, omega-3 có tác dụng giảm viêm, giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Cá cũng là một nguồn cung cấp selenium rất tốt cho cơ thể, chất này tập trung nhiều nhất vào tuyến giáp. Selenium cũng giúp giảm viêm, một triệu chứng thường thấy ở người bị suy giáp.

Cá chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Các loại hạt

Một nguồn selenium khác, đó là các loại hạt, bạn có thể sử dụng chúng rất tiện lợi và mang đi được bất cứ nơi đâu. Đó là các loại hạt như hạt hướng dương, hạt mắc ca và hạt phỉ, tất cả đều có hàm lượng selenium đặc biệt cao, giúp ổn định hoạt động chức năng của tuyến giáp.

Các loại hạt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh suy giáp

Các loại ngũ cốc

Táo bón là một triệu chứng phổ biến của chứng suy giáp. Các loại thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, mì ống và gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ giúp điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, chất xơ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu hormone tuyến giáp tổng hợp, nên người bệnh cần chú ý sử dụng nó xa bữa ăn.

Trái cây và rau tươi

Một triệu chứng sớm của suy giáp là tăng cân. Các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, nhiều vitamin và khoáng chất như hoa quả và rau tươi là nền tảng của một chương trình giảm cân thành công. Do đó, bệnh nhân suy giáp hãy bổ sung thêm trái cây tươi hoặc rau trong mỗi bữa ăn. Các loại thực phẩm như quả việt quất, anh đào, khoai lang và ớt xanh cũng giàu chất chống oxy hóa, giàu chất dinh dưỡng được khuyến cáo là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ quả tuy nhiên không nên ăn các loại rau họ cải

Tuy nhiên, bệnh nhân suy giáp nên hạn chế việc ăn các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh và cải bắp, vì chúng có thể ngăn chặn khả năng hấp thụ iod của tuyến giáp, giảm tổng hợp hormone tuyến giáp, điều này làm nặng thêm tình trạng suy giáp.

Hải tảo

Hải tảo hay còn gọi là rong biển có hàm lượng iod cao, một chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, rong biển cung cấp dinh dưỡng bao gồm chất xơ, canxi, vitamin A, B, C, E, và K.

Các loại hải tảo hỗ trợ rất tốt cho người bệnh suy giáp

Ngoài ra, hải tảo còn chứa các alginate có tác dụng điều hòa miễn dịch, giúp ổn định các rối loạn gây bệnh tuyến giáp, đây là điều rất cần thiết trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp nên sử dụng hải tảo dưới dạng thực phẩm ăn hàng ngày hoặc sử dụng các chế phẩm chứa hải tảo để hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp.

Sữa

Có một mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, nguyên nhân phổ biến nhất của chứng suy giáp. Sữa không chỉ bổ sung vitamin D, mà còn có lượng canxi, protein và iod. Bởi vì Hashimoto cũng có thể dẫn đến những vấn đề về ruột như ợ nóng, thực phẩm như sữa chua có vi khuẩn có lợi có thể giúp điều chỉnh các vi khuẩn đường ruột khác.

Sữa chứa nhiều lợi khuẩn giúp tổng hợp vitamin D tốt cho người suy giáp

Quả đậu

Đây là một loại thực phẩm dễ kiếm và rất giàu dưỡng chất. Quả đậu có chứa chất đạm, chất chống oxy hóa, carbohydrate, rất nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng cũng có nhiều chất xơ, có thể có lợi nếu bạn bị táo bón, tác dụng phụ thường gặp của suy giáp. Người bệnh có thể sử dụng quả đậu trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, ăn một lượng vừa đủ để đảm bảo không dư thừa.

Thịt gà

Trong thịt gà chứa một lượng lớn kẽm có tác dụng điều chỉnh nồng độ hormone TSH của tuyến yên, từ đó giúp điều hòa hormone tuyến giáp, cụ thể là tăng sản xuất hormone trong trường hợp bị suy giáp. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên ăn phần thịt, loại bỏ phần nội tạng và da tránh đưa quá nhiều chất béo vào cơ thể.

Người bệnh suy giáp có thể ăn thịt gà tuy nhiên không nên ăn phần da và nội tạng 

Sò biển

Nếu như trong thịt gà chứa một lượng lớn kẽm thì trong sò biển chứa một lượng rất rất lớn kẽm tự nhiên. Các chuyên gia đều khuyên người bệnh suy giáp nên ăn ít nhất 2 bữa sò biển mỗi tháng để đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cho cơ thể.

Bổ sung gia vị

Nên bổ sung các loại gia vị có tính kích thích như hạt tiêu, gừng, ớt, quế. Chúng giúp điều hòa thân nhiệt, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể đồng thời giúp máu lưu thông tốt cũng như tăng miễn dịch cho cơ thể.

Một sô sloaji gia vị có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất hiệu quả

Axit béo và protit

 Các chất này giúp cải thiện tình trạng suy tuyến giáp. Mỗi ngày, bệnh nhân nên bổ đầy đủ lượng protit nhằm giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa protit. Bên cạnh đó các axit béo còn giúp cải thiện sự trao đổi chất và tăng lưu thông máu trong cơ thể.

Nước hoa quả

Hoa quả cũng như nước ép của chúng chứa rất nhiều khoáng chất, các loại vitamin, enzym và chất chống ôxy hóa cần thiết cho cơ thể đặc biệt là cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

Nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin, emzym và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể

Suy giáp kiêng ăn gì?

Đậu nành

Hormone estrogen có thể cản trở khả năng sử dụng hormone tuyến giáp. Đậu nành chứa đầy phytoestrogen có nguồn gốc thực vật và một số nhà nghiên cứu cho rằng, quá nhiều đậu nành có thể làm gia tăng nguy cơ mắc suy giáp. Những người bị bệnh suy giáp nên ăn một lượng vừa phải đậu nành. Tuy nhiên, do đậu nành chưa được chính thức công nhận là có liên quan đến bệnh suy giáp nên chưa có hướng dẫn cụ thể nào về chế độ ăn dạng này.

Đậu nành được khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị suy giáp

Các loại rau cải

Các loại rau cải, ví dụ như súp lơ xanh hoặc cải bắp, có thể làm cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, đặc biệt là ở những người bị thiếu i-ốt. Ăn những loại rau này có thể ngăn chặn khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể, trong khi i-ốt lại rất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp.

Họ nhà cải ngăn chặn quá trình hấp thụ i-ốt của cơ thể không phù hợp vơi người bị suy giáp

Những người bị suy giáp nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, cải Brussel, cải xoăn và cải thìa. Tuy nhiên quá trình nấu chín những loại rau này có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của rau cải lên tuyến giáp. Và ăn rau cải dưới 140g/ngày được cho là không có ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng tuyến giáp.

Gluten

Những người bị suy giáp nên cân nhắc ăn một lượng tối thiểu gluten – loại protein tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn từ lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại hạt khác. Gluten có thể gây kích thích ruột non và có thể cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể.

Gluten gây kích thích ruột non và cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn ăn gluten, hãy đảm bảo rằng bạn chọn các loại còn nguyên cám, vì chúng có nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện các bất thường ở ruột – một triệu chứng thường gặp trong bệnh suy giáp.

Và đảm bảo rằng bạn đã uống các loại thuốc điều trị bệnh suy giáp trước khi ăn các loại thức ăn giàu chất xơ vài giờ để ngăn chặn việc kém hấp thu hormone tuyến giáp tổng hợp.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Chất béo được cho là phá vỡ khả năng hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Chất béo cũng làm cản trở khả năng sản xuất ra hormone của tuyến giáp. Một số chuyên gia khuyên rằng, bạn nên cắt giảm tất cả các loại thức ăn dầu mỡ và giảm tiêu thụ chất béo từ các nguồn khác như bơ, sốt mayonnaise, margarine và mỡ từ thịt động vật.

Đồ ăn nhiều đường

Bệnh suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn rất dễ bị tăng cân nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn. Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn có nhiều đường bởi chúng chứa rất nhiều calo rỗng (calo không chứa chất dinh dưỡng). Tốt nhất bạn nên giảm lượng đường ăn vào và cố gắng để loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi bữa ăn.

Đồ ăn chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn chứa rất nhiều muối và những người bị suy giáp nên tránh ăn muối. Bệnh suy giáp làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, và ăn nhiều muối sẽ làm nguy cơ này tăng cao hơn nữa.

Hãy đọc kỹ thông tin trên các nhãn dinh dưỡng của các đồ ăn đóng gói và chế biến sẵn để tìm được những loại chứa ít muối nhất. Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp nên hạn chế lượng muối tiêu thụ dưới 1500mg/ngày.

Đồ ăn chế biến sẵn có thể chứa nhiều muối không tốt cho người bị suy giáp

Không ăn quá nhiều chất xơ

Ăn đủ chất xơ là tốt cho sức khỏe nhưng quá nhiều chất xơ có thể làm phức tạp thêm quá trình điều trị bệnh suy giáp của bạn. Một số hướng dẫn dành cho người bệnh suy giáp gần đây khuyến cáo rằng, người cao tuổi chỉ nên tiêu thụ từ 20-35 gam chất xơ một ngày.

Lượng chất xơ nhận được từ ngũ gốc, rau xanh, hoa quả, các loại đậu ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn gây cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều chất xơ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có cần phải sử dụng thuốc thay thế hormone với liều cao hơn hay không. Liều thuốc của bạn có thể sẽ cần phải tăng lên để bạn hấp thu đủ số thuốc cần thiết.

Cà phê

Caffein được cho là làm ngăn chặn hấp thu hormone thay thế hormone tuyến giáp. Những người đang sử dụng các thuốc điều trị suy giáp và có thói quen uống cà phê buổi sáng sẽ không kiểm soát được lượng hormone tuyến giáp. Bởi vậy, bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc. Sau đó, đợi ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc mới nên uống cà phê.

Người bị suy tuyến giáp thì không nên sử dụng cà phê hạn chế tình trạng giảm khả năng hấp thu hormone 

Rượu

Uống rượu có thể phá hủy cả lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể và cả khả năng sản xuất ra hormone của tuyến giáp. Rượu được cho là có ảnh hưởng độc hại lên tuyến giáp và ngăn chặn khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Lý tưởng nhất, những người bị suy giáp nên bỏ hẳn rượu hoặc chỉ nên uống với một lượng vừa phải và hết sức thận trọng. 

Một số điểm khác cần nhớ

Chế độ ăn uống và thuốc men chắc chắn rất quan trọng để kiểm soát tình trạng của bạn khi bị suy giáp, tuy nhiên, có một số yếu tố khác cũng cần lưu ý.

Uống nhiều nước

Mỗi người phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể.

Nên uống nhiều nước để giúp cơ thể thải độc tốt hơn

Thực hành ăn uống có ý thức

Ăn uống có ý thức cũng quan trọng như ăn uống lành mạnh. Ăn quá nhiều dẫn đến các bệnh không mong muốn như tăng cân, các vấn đề về dạ dày và những bệnh khác. Nên ăn vừa no và tránh ăn theo cảm tính.

Tập yoga và thiền để kiểm soát mức độ căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn để kiểm soát các triệu chứng. Tập yoga và thiền để giảm mức độ căng thẳng của bạn, theo Times of India.

Tập yoga là một liệu pháp hỗ trợ sức khỏe cho người bị suy giáp vô cùng hiệu quả

Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị suy giáp

Tuyến giáp bị suy giảm chức năng thường gặp ở phụ nữ trung niên (trên 50 tuổi), người mắc bệnh tự miễn hay những trường hợp có điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc đã phẫu thuật tuyến giáp… Triệu chứng của suy giáp khá đa dạng bao gồm: mệt mỏi, yếu cơ, khản tiếng, tăng cân, rụng nhiều tóc, đãng trí… Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm sức khỏe nhanh chóng và có thể phải hứng chịu nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi bắt gặp những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa để khám càng sớm càng tốt. Nếu chức năng tuyến giáp bị suy giảm, bạn cần tuân thủ những phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh: chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh cần tăng cường thực phẩm chứa i-ốt giúp tuyến giáp hoạt động đúng với chức năng của nó và cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. I-ốt có nhiều trong các thực phẩm như hải sản, rong biển…

Hy vọng bài viết trên đã giải thích bệnh suy giáp là gì và gợi ý cho người bị suy giáp những thực phẩm tuyệt vời giúp người bệnh có những bữa ăn ngon miệng, cũng như tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng của bệnh. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Xem thêm các bài viết sau: