Những loại thực phẩm giúp bổ máu cho cơ thể cần quan tâm

Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc giảm sút thậm chí còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, đe dọa sự sống. Vậy người bị thiếu máu nên ăn gì để hỗ trợ bệnh cải thiện ngày càng tốt hơn? Sau đây, hãy cùng botchumngay.vn tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thiếu máu là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.

Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Bệnh thiếu máu rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người

Thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:

  • 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới
  • 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới
  • 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi

Dấu hiệu thiếu máu

Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy. Từ đó, xuất hiện các triệu chứng:

  • Choáng váng khi đứng dậy
  • Da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh
  • Nếu là phụ nữ sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
  • Tâm trạng cảm thấy gắt gỏng, hay suy nghĩ
  • Móng tay dễ gãy
  • Rụng tóc

Một tỏng những dấu hiệu của người bị thiếu máu đó chính là rụng tóc khá nhiều

Nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu là gì?

Những loại nguyên nhân cơ bản phổ biến như: Tai nạn giao thông, phụ nữ sau sinh, bệnh nhân sau phẫu thuật, người hiến máu hoặc bệnh nhân thường xuyên phải rút máu xét nghiệm,… có thể khiến cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu máu trong một thời gian.

Tác hại của việc thiếu máu

Nếu không bù đắp lại lượng máu thiếu hụt một cách nhanh chóng và đúng cách thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng hồi phục từ đó cho đến về sau này của chúng ta.

Cơ thể mệt mỏi

Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cho cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức để hoàn thành công việc trong ngày. Ngoài ra họ còn cảm thấy đầu óc choáng váng khi đi bộ, vui chơi,...

Thiếu máu dẫn tới việc cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi

Thần kinh bị tổn thương, trí tuệ sa sút

Mặt khác, người bị thiếu máu rất khó tập trung vào bất kì việc gì, dễ quên. Điều này là do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm. Hậu quả sinh ra từ đó là năng suất công việc giảm sút, hệ thần kinh bị tổn hại.

Rối loạn vận động

Người bị thiếu máu thường xuyên cảm thấy chân tay nhức mỏi, tê bì nên vận động kém. Ngoài ra họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động cũng khó tránh bị ảnh hưởng.

Thiếu máu dẫn tới việc chân tay luôn bị tê bì, rất khó vận động

Rối loạn thị giác

Do lượng máu không đáp ứng được và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.

Bệnh tim mạch

Do bị thiếu máu nên tim không được cung cấp đầy đủ oxy từ đó đập nhanh hơn bình thường, dễ bị đau thắt, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian dài gây suy tim cùng suy nhiều nội tạng khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.

Thiếu máu dẫn tới việc tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động

Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở mức độ cao vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai bị suy dinh dưỡng,...

Tử vong

Thiếu máu nặng dễ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh thiếu máu cấp tính khiến lượng máu mất đi quá nhiều và quá nhanh, rất khó tránh tử vong.

Tầm quan trọng của việc bổ sung máu cho cơ thể

Như chúng ta đã biết, hemoglobin là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình thực hiện các chức năng của hồng cầu và sắt là nguyên liệu chính để tổng hợp hemoglobin trong máu. Bên cạnh tham gia trực tiếp vào tổng hợp hemoglobin cho hồng cầu, sắt còn là thành phần cấu tạo Myoglobin cho các cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzym. Cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Việc bổ sung máu cho cơ thể là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất

Với tầm quan trọng của sắt trong việc tổng hợp hemoglobin cho máu, các thực phẩm bổ máu chính là những thực phẩm giàu chất sắt để cung cấp cho cơ thể. Việc đảm bảo lượng sắt trong cơ thể bằng các món ăn bổ máu là rất quan trọng.

Thực phẩm giúp bổ máu

Nên ăn gì để bổ máu là thịt bò

Thịt bò là một trong các loại thực phẩm bổ máu nhất do lượng sắt trong thịt bò khá cao. Phần thị bò nạc đặc biệt chứa hàm lượng sắc sắt hơn nhiêu hơn phần gân và mỡ bò.

Thịt bò chứa hàm lượng sắt dồi dào, giúp cơ thể tái tạo máu hiệu quả

Theo thống kê, 100g thịt nạc bò thì sẽ cung cấp khoảng 3,1mg sắt cho cơ thể, điều đó bằng với khoảng 21% lượng sắt cần thiết cho một tuần.

Củ dền đỏ

Chúng ta được biết đến rằng củ dền màu đỏ chứa hàm lượng chất sắt cao (>5mg sắt/100g củ dền), giúp tái tạo và sản sinh ra nhiều tế bào máu, nhanh chóng bổ sung lượng máu thiếu hụt trong cơ thể.

Củ dền đỏ là một loại thực vật chứa hàm lượng sắt rất cao và dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon

Cách dùng hiệu quả

Củ dền có thể ép thành nước uống rất tiện lợi và chúng ta có thể hấp thụ gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng mà củ dền đem lại, hoặc ta còn có thể xay thành sinh tố để dễ uống hơn.

Ngoài ra canh củ dền hầm với xương và khoai tây, cà rốt,… cũng là món ăn bổ dưỡng rất được yêu thích và có thể giảm bớt vị hăng nồng từ những người nhạy cảm với mùi vị của củ dền tươi.

Củ cải trắng

Nếu chúng ta có thời gian tìm hiểu sâu về củ cải trắng thì ta sẽ thấy hàm lượng chất sắt trong nó lên đến 2.9mg, 100g củ cải trắng còn được ví như “nhân sâm trắng”.

Chứa vitamin B12 tự nhiên tăng cường hấp thu sắt, tham gia tổng hợp oxy hemoglobin giúp bồi bổ thể lực và ngăn thiếu máu hiệu quả.

Sử dụng củ cải trắng trong bữa ăn thường ngày cũng là cách để giúp bổ máu cho cơ thể rất an toàn

Cách dùng

Củ cải trắng là thực phẩm bổ máu và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn từ món kho (củ cải trắng kho thịt, củ cải trắng kho tiêu, củ cải trắng kho tương dùng trong món chay,…),

Món canh (củ cải trắng hầm thịt; có thể hầm củ cải trắng cùng xương và củ dền, khoai tây, cà rốt; hoặc canh củ cải trắng nấm rơm của ngon không cưỡng,…), làm dưa món củ cải trắng hay muối chua, muối mặn đều rất hấp dẫn và dễ dùng cho mọi loại lứa tuổi.

Rau đay 

Trong 100g rau đay có chứa đến 7.7mg vi chất sắt, nếu đây là món ruột của cả nhà thì không cần lo nguy cơ thiếu máu nữa nhé!

Cách dùng: Có thể ăn cùng rau sống hoặc nấu canh chua, canh cá, canh rau đay nấu mướp cũng đều ngon không kém.

Rau cải bó xôi (Bina)

Lượng sắt trong cải bó xôi cũng khá cao (3.75mg/ 100g rau) ngoài việc giúp cơ thể tổ hợp lượng máu cần thiết còn có thể cung cấp lượng lớn chất sơ và nhiều vitamin như: vitamin A, C, K, chất diệp lục, folate, magie, …

Cải bó xôi chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe

Trong đó, vitamin K có thể kích thích protein có thể giúp máu đông, thích hợp cầm máu cho vết thương. Vitamin C có thể thúc đẩy nhanh quá trình hấp thu chất sắt trong cơ thể. Người bị ung thư máu của nên dùng loại rau “thần dược” này!

Cách sử dụng

Có thể ép cải bó xôi thành nước uống hoặc đem xay thành sinh tố đều rất thơm và bổ ích.

Canh rau bina thơm ngon nấu cùng tôm khô hay tôm tươi hoặc thịt bằm, cải bó xôi xào thịt bò … đây cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người tiêu dùng trên thế giới, giúp thanh nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng trong những ngày nắng oi ả.

Rau ngót

Rau ngót là thực phẩm bổ máu rất được ưa chuộng, thường xuyên có bán tại các chợ mà lại có giá bán rẻ hơn so với các sản phẩm bổ máu khác.

Lượng chất sắt trong 100g rau ngót đạt tới 2.7mg cùng hàng loạt các vitamin B1, B2, B6, … Khoáng chất magie, kali, protein và chất sơ, … có ích cho sức khỏe.

Rau ngót vừa chứa nhiều sắt vừa có thêm nhiều thành phần dinh dưỡng khác với hàm lượng cao

Cách dùng

Rau ngót thích hợp nấu canh thịt băm, tôm băm hoặc tôm khô. Canh mát và thanh nhiệt rất hiệu quả.

Cách đơn giản hơn là có thể xay rau ngót rồi vắt lấy nước uống sẽ giúp cơ thể nhanh chống hấp thu dưỡng chất hơn. Chúng ta có thể nấu rau ngót cùng nước xương gà hầm giúp tạo ra món ăn ngon và kích thích vị khác hơn cho người ăn.

Đu đủ 

Đu đủ chín mềm, thơm ngọt là tổ hợp của rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, C, sắt (2.6mg/ 100g đu đủ chín), …. Đây là loại trái cây dễ tiêu hóa, rất thích hợp để có thể hấp thụ dinh dướng tẩm bổ cho máu.

Vua của các loại quả cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người thiếu máu

Cách dùng

Có thể ăn trực tiếp hoặc xay thành sinh tố đu đủ hấp dẫn. Những đu đủ vừa mới chín có thể nấu canh xương heo ăn rất bổ và ngọt ngọt thanh thanh giúp mâm cơm nhà thêm hạnh phúc.

Họ nhà đậu 

Việc thiết kế một thực đơn thực phẩm bổ máu thường xuyên sử dụng các thực phẩm họ nhà đậu để chế biến thành món ăn sẽ rất có lợi cho việc bổ sung thêm chất sắt, đạm (protein) và nhiều vitamin cho cơ thể.

Chúng không chỉ cung cấp các loại lipid (chất béo) thực vật dễ hòa tan một số chất dinh dưỡng khác mà không hề gây béo cho người dùng bị ảnh hưởng về chế độ giảm cân của mình.

Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp chất sắt cho cơ thể vô cùng lành tính

Cách dùng tốt nhất

Nấu nước dùng từ đậu đỏ trộn lẫn đậu đen là cách dân gian hiệu quả vẫn hay được áp dụng để chữa thiếu máu hiệu quả.

Ngoài ra, các họ nhà đậu có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng từ món ngọt (chè, sữa, …) đến món mặn (súp, canh, xào, kho, …) giúp đa dạng cho bữa ăn khiến bạn không bao giờ nhàm chán.

Nếu các món ăn từ thực phẩm bổ máu quá cầu kì, tại sao bạn không thử nấu đậu cùng với gạo trắng hằng ngày để ra một nồi cơ thật dinh dưỡng, ngon miệng và từ từ hòa nhập cùng cả nhà mỗi ngày.

Sò huyết 

Sò huyết thuộc thực phẩm giàu chất sắt trong các loại hải sản. Được nhiều người ưa chuộng và sử dụng làm món ăn bồi bổ máu.

Sò huyết là món ăn được nhiều gia đình ưa thích có tác dụng bổ máu 

Cách dùng

Sò huyết xào me là món ăn phổ biến nhất trong các hàng quán hải sản. Ngoài ra, còn có thể đem xào sả ớt, hấp sả, … hoặc món chính là cháo sò huyết cũng mang hương vị ngon, ngọt và “bắt” vị.

Thịt đỏ 

Thịt đỏ gồm các loại thịt bò, thịt bê (bò con) thịt ngựa, thịt cừu, thịt trâu,… có hàm lượng vi chất sắt cao (tạo màu đỏ cho thịt) rất thích hợp dùng khi thiếu máu.

Phương pháp dùng hiệu quả nhất

Tùy theo khẩu sở thích của cả nhà mà có thể chế biến thành nhiều món từ xào, kho, chiên, áp chảo hay hầm, cực hấp dẫn, hoặc thịt bò, thịt bê có thể ăn chín tái nữa nhé!

Để chất sắt có thể hấp thu và chuyển hóa tốt bổ cho máu thì cần nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nữa nhé! Ví như sau mỗi bữa ăn có thể uống 1 cam vắt hay chanh muối sẽ tốt cho sức khỏe lắm đấy!

Gan heo nấu đậu xanh

Trong gan heo có nhiều vitamin A, vitamin B12 do vậy rất tốt cho người thiếu máu. Bởi vậy bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon với loại thực phẩm này để thay đổi bữa.

Chú ý

Không nên ăn chung những thực phẩm có hàm lượng sắt cao, đặc biệt là gan heo với những thực phẩm có vị chua như: mương tươi, cải bó xôi, rau rền, trà đậm…để tránh tạo thành chất muối khó phân giải, làm trở ngại cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Gan của động vật là thực phẩm có chứa hàm lượng sắt rất cao. Theo số liệu thống kế, trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt.

Tuy nhiên, khi nấu các món ăn với gan cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu thật chín để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan.

Các loại rau xanh, thực phẩm xanh, sạch tự nhiên

Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của những người thiếu máu. Bởi các loại rau có màu xanh đậm chứa một lượng vitamin A, C, K, Folate lớn. Nên ăn những loại sau như: bông cải xanh, rau bina giúp cung cấp chất sắt non-heme cho cơ thể.

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào.

Các loại rau chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme.

Đặc biệt cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu.

Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

Các món ăn chế biến từ trứng

Ăn gì bổ máu? Bạn đừng quên những món ăn chế biến từ trứng nhứ. Bởi chúng cung cấp nhiều protein, khoáng chất, sắt và vitamin cần thiết cho người thiếu máu.

Trứng cũng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bạn có thể ăn trứng luộc, trứng chiên, trứng ốp…để thay đổi cho khỏi nhàm chán.

Những món ăn từ hải sản

Những món ăn như: sò hấp, tôm, cua, ghẹ hấp…rất tốt cho những người thiếu máu. Trong hải sản cung cấp nhiều lượng sắt và có nhiều vitamin B12.

Vitamin B12 rất cần thiết cho việc tạo DNA – vật liệu di truyền trong tế bào, có tác dụng giữ gìn tình trạng khỏe mạnh của các tế bào thần kinh và hồng cầu.

Ghẹ hấp là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng tốt cho người bị thiếu máu

Vitamin B12 thường dùng để nhiều bệnh về máu như: thiếu máu ác tính hoặc bệnh thiếu máu sau khi cắt dạ dày…

Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 trong thời gian dàu sẽ dẫn tới bị rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch sẽ tấn công cả những tế bào khỏe mạnh trong niêm mạc dạ dày. Bởi vậy, khi bị thiếu máu bạn đừng quên ăn những món ăn được chế biến từ hải sản nhé.

Nước ép củ cải đường

Ăn gì bổ máu? Ngoài những món ăn trên bạn đừng quên bổ sung những nước ép của rau, củ, quả tốt cho máu nhé. Nước ép củ cải đường là một trong những loại nước ép không thể thiếu trong thực đơn của những người thiếu máu.

Sinh tố các loại quả họ cam, quít

Các loại quả họ cam, quýt chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt, đồng thời giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn trong cơ thể.

Các loại nước ép từ cam, quýt giúp bổ sung nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe

Nho khô

Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.

Bí ngô

Ít ai biết, bí ngô cũng là một trong những thực phẩm bổ máu và chứa nhiều dinh dưỡng. Bí ngô rất giàu hàm lượng sắt và các chất dinh dưỡng khác như protein thực vật, các axit amin, can xi, kẽm, carotene,..

Cả phần thịt và phần hạt của bí ngô đều chứa rất nhiều sắt. Bí ngô là một thực phẩm rất phù hợp dùng cho người mới ốm dậy, người gầy yếu, phụ nữ có thai,..

Khoai tây

Khoai tây cũng là một loại thực phẩm có thể bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Với 100g khoai tây chúng chứa tới 3,2mg sắt.

Khoai tây cung cấp cho cơ thể một lượng sắt vô cùng dồi dào

Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc… chú ý hãy hạn ché dùng khoai tây rán vì đây chính là “thủ phạm” có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.

Mía 

Mía là thực phẩm chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm… trong đó hàm lượng sắt là cao nhất. Mía cũng chứa nhiều vitamin, protein, axit hữu cơ… là những chất rất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Do đó, mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ngon miệng, cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Trái cây

Nhóm trái cây có họ cam, quít như cam, chanh, bưởi, quít… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.

Ăn nhiều trái cây vừa đẹp da, giữ dáng vừa có tác dụng bổ máu rất hiệu quả

Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Sữa 

Trong sữa chứ rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.

Mật ong

Mật ong có tác dụng giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và măng-gan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

Quả mận

Mận là một trong những loại trái cây bổ máu vì chứa nhiều vitamin C và sắt. Đây là chìa khóa giúp tăng cường huyết sắc tố trong cơ thể. Ngoài ra, mận khô là một nguồn magiê phong phú, giúp hỗ trợ trong việc kích thích tăng sản xuất hồng cầu. Magiê trong quả mận cũng giúp quản lý vận chuyển oxy trong cơ thể.

Quả mận giúp cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C và sắt hỗ trợ quá trình tạo máu

Quả đào

Quả đào là trái cây bổ máu cũng như là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất sắt, trong đó vitamin C giúp hấp thụ sắt và ngăn ngừa sự nhân đôi của các tế bào hồng cầu bị lỗi. Quả đào đã được ghi nhận có tác dụng giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường sức khỏe của mắt.

Mía

Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm… trong đó hàm lượng sắt là cao nhất. Mía cũng chứa nhiều vitamin, protein, axit hữu cơ… những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ngon miệng, cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Dưa hấu

Dưa hấu là loại hoa quả không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng, mà còn có chứa nhiều chất sắt, vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Điều này giúp cải thiện được lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu còn có các thành phần dinh dưỡng giúp chống lại các bệnh về huyết áp, bệnh thận và lợi tiểu.

Người bị thiếu máu nên kiêng ăn gì?

Thức ăn nhiều canxi

Canxi là chất có lợi cho cơ thể, hạn chế các tình trạng loãng xương, thoái hóa. Có 98% canxi trong xương và răng, 2% còn lại tồn tại trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ và đông máu. Tuy nhiên, đối với người thiếu máu canxi có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Vì vậy, không nên ăn thực phẩm chứa hai loại chất này cùng một lúc.

Người bị thiếu máu nếu ăn quá nhiều canxi dễ dẫn đến nguy cơ đông máu dễ dẫn đến tử vong.

Một số thực phẩm có nhiều canxi bạn nên lưu ý khi thiếu máu:

  • Các loại rau: cải ngọt, rau dền…
  • Hải sản: tôm, mực, cua biển…
  • Sữa, sữa chua, phô mai

Thực phẩm, đồ uống có nhiều tanin

Tanin (tannin hay tannoit) là hợp chất polyphenol có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein. Đối với những người mắc bệnh thiếu máu khi đưa thực phẩm, đồ uống chứa tanin vào cơ thể có thể gây ra phản ứng hóa học với sắt tạo thành muối khó hòa tan, gây ức chế quá trình hấp thụ sắt.

Các đồ uống chứa tanin ngăn cản khả năng hấp thụ sắt giảm khả năng tạo máu cho cơ thể

Tanin có nhiều trong trà xanh, trà đen, cà phê, nho, rượu vang, ngô… Vì vậy, những người thiếu máu nên hạn chế những thực phẩm có chứa tanin.

Thực phẩm giàu axit oxalic

Axit oxalic là một hợp chất hóa học với công thức tổng quát H₂C₂O₄. Nó là một axit hữu cơ tương đối mạnh, nó mạnh gấp khoảng 10.000 lần so với axit axetic và có thể phản ứng với canxi trong máu hay trong mô thành kết tủa oxalat canxi CaC2O4.

Do tính phản ứng và kết tủa của nó, những thực phẩm: rau dền, khế, tiêu, củ cải đường, cacao… không được khuyên dùng cho những người bị bệnh thiếu máu cơ tim.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten được xem là kẻ thù của những người bị celiac (còn gọi là bệnh không dung nạp gluten), còn đối với những người bị thiếu máu, gluten gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu.

Những thực phẩm người bị thiếu máu nên kiêng chứa gluten bao gồm: lúa mì, mì ống, lúa mạch, bánh mì… để tránh những mối nguy tiềm ẩn.

Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt

Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.

  • Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong suốt thời gian có thai.
  • Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai đối với phụ nữ cho con bú.
  • Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm.
  • Đối với phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid folic mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai

(Theo khuyến cáo WHO năm 2011)

Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn

Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.

Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc những loại thực phẩm giúp bổ máu hiệu quả. Khi bị thiếu máu, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể cùng phương pháp điều trị phù hợp nhé. Chúc các bạn mạnh khỏe!
Xem thêm các bài viết sau: