Hôi miệng là một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến hiện nay. Chúng không những khiến bạn e ngại, không tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh mà còn là phiền toái gây ra các bệnh về răng miệng khác. Đừng lo lắng, sau đây botchumngay.vn sẽ hướng dẫn bạn mẹo trị hôi miệng bằng nước muối siêu đơn giản trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Để biết được cách chữa bệnh hôi miệng triệt để, trước hết chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng của mình. Theo các chuyên gia nha khoa, bệnh hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là:
- Do người bệnh vệ sinh răng miệng kém, những mảng bám thức ăn còn sót lại, lâu ngày hình thành cao răng và gây ra mùi hôi.
- Người bệnh bị viêm nhiễm răng, viêm nhiễm chân răng và viêm niêm mạc miệng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.
- Bệnh hôi miệng do người bệnh bị chứng khô miệng, môi khô và lưỡi bẩn.
- Người bệnh mắc các bệnh về răng, nướu, dạ dạy, thực quản,… dễ bị chứng hôi miệng.
- Do người bệnh ăn các loại thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành,….
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng mà chúng ta thường gặp phải
Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?
Nước muối là một phương thuốc tự nhiên để điều trị đau cổ họng, phòng ngừa các bệnh răng miệng hết sức hiệu quả. Nước muối hoạt động theo nguyên tắc thẩm thấu trong hóa học, xảy ra khi dung môi chuyển từ vùng có nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp để đạt tới trạng thái cân bằng.
Khi cổ họng, răng bị đau đồng nghĩa với việc vi khuẩn, vi – rút đã tấn công và phát triển ở vùng bị tổn thương. Khi súc miệng bằng nước muối sẽ thẩm thấu để tạo ra trạng thái cân bằng từ đó làm giảm đau. Ngoài ra, nồng độ muối cao cũng giúp cho việt hút chất lỏng dư thừa trong khoang miệng, cổ họng từ đó tạo ra môi trường mất nước, đe dọa đến sự sống của vi khuẩn.
Súc miệng bằng nước muối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe chúng ta
Một số tác dụng chính của nước muối:
- Giảm đau răng
- Phòng ngừa vi khuẩn tấn công răng
- Làm trắng răng
- Chữa hôi miệng
- Duy trì độ PH tự nhiên
- Chữa chảy máu chân răng
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
- Giảm nghẹt mũi và tan đờm
- Tổn thương trong khoang miệng
- Viêm amidan
- Chống nấm Candida
- Bảo vệ men răng
Trị hôi miệng bằng nước muối đúng cách
Để khử mùi hôi khó chịu, giảm đau họng và bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn có thể áp dụng 3 cách trị hôi miệng bằng nước muối sau:
Súc miệng với nước muối loãng
Súc miệng bằng nước muối loãng là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất. Cách này khá đơn giản nhưng cho hiệu quả cao và phù hợp với cả trẻ nhỏ.
Nước muối loãng là các sử dụng đơn giản và hiệu quả nhất để trị hôi miệng cho mọi lứa tuổi
Thực hiện:
- Hòa tan 2 thìa cafe muối với 250ml nước lọc
- Súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây
- Thực hiện 2 lần/ ngày (sáng và tối)
Trước khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên chải răng sạch sẽ. Nếu chân răng bị sưng và chảy máu, bạn có thể ngậm nước muối trong khoảng 3 phút để làm dịu niêm mạc.
Nước muối và baking soda giảm mùi hôi miệng
Baking soda (muối nở) có khả năng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng. Vì vậy nguyên liệu này có thể hỗ trợ giảm mùi hôi miệng do các bệnh về nha khoa gây ra. Ngoài ra, baking soda còn có tính tẩy trắng, giúp làm sạch và duy trì hàm răng trắng sáng.
Kết hợp nước muối với baking soda không chỉ giảm mùi hôi khó chịu mà còn làm sạch khoang miệng và duy trì độ trắng sáng cho hàm răng.
Sự kết hợp giữa muối và backing soda sẽ giúp cho sức khỏe răng miệng tốt hơn
Thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa muối và 1 thìa baking soda với 300ml nước lọc
- Khuấy đều và dùng để súc miệng 2 lần/ ngày
Dung dịch baking soda và muối có khả năng tẩy trắng răng. Vì vậy bạn chỉ nên súc miệng trong khoảng 30 phút. Súc miệng quá lâu có thể gây tổn thương men răng.
Trị hôi miệng với nước muối và chanh
Trị hôi miệng với nước muối và chanh cũng là một trong những biện pháp phổ biến. Ngoài tác dụng sát trùng, chanh còn chứa tinh dầu thơm, có khả năng khử mùi do vi khuẩn gây hại tiết ra. Hơn nữa, nồng độ acid citric trong chanh còn hỗ trợ làm sạch răng miệng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm chân răng.
Kết hợp chanh muối để làm thơm miệng cũng là một cách hay đáng để thử
Thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa muối với 200ml nước lọc
- Vắt ½ quả chanh vào nước muối
- Súc miệng 2 lần/ ngày (sáng – tối)
Dùng muối và cồn trị hội miệng
Cồn có tác dụng sát khuẩn, sát trùng vết thương vô cùng hiệu quả. Chính vì thế kết hợp muối ăn và cồn với nhau sẽ là phương pháp trị hôi miệng vô cùng tuyệt vời.
Có thể dùng muối và cồn để làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả
Thực hiện: Chọn cồn 50-70 độ, nhỏ vài giọt ra một chiếc khăn sau đó dùng để lau ngay vị trí chân răng kẽ răng. Sau đó đánh răng lại bình thường, nên súc miệng bằng nước muối loãng để đạt hiệu quả tối ưu.
Muối hột và lá ngò gai
Ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc có công dụng trục hàn tà, mạnh tỳ vị, khử thấp nhiệt, thanh uế, giải khí trướng, … Kết hợp với muối hột cho hiệu quả chữa hôi miệng đơn giản mà hiệu quả.
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu
Một số cách trị hôi miệng tại nhà khác
Chữa hôi miệng bằng lá ổi
Cách trị hôi miệng tại nhà được nhiều người áp dụng hiện nay là sử dụng lá ổi non. Trong lá ổi non có chứa những hoạt chất tự nhiên, lành tính như: oxalic, tannin giúp chống hôi miệng. Không chỉ loại bỏ mùi hôi miệng, lá ổi non còn có thể ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác như: sâu răng, viêm nướu… rất hiệu quả.
Dùng lá ổi để chữa hôi miệng cũng là một cách hay và an toàn
Chữa hôi miệng bằng lá ổi được thực hiện như sau:
Cách 1: Dùng lá ổi non rửa sạch rồi nhai trong 5 phút, sau đó súc miệng sạch bằng nước muối loãng. (Không nuốt dung dịch nước lá ổi)
Cách 2: Dùng lá ổi non, thêm một muỗng muối nhỏ đun nước uống, giống như nước trà và súc miệng với nước lá ổi hàng ngày.
Sử dụng đều đặn trong 2 tuần, mùi hôi miệng sẽ dần được loại bỏ hoàn toàn.
Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Bạc hà có tác dụng sát khuẩn, nên dùng để chữa hôi miệng rất tốt và hiệu quả. Lá bạc hà có tính mát, mùi thơm dễ chịu và tính kháng khuẩn… giúp giữ hơi thở sạch và thơm mát.
Lá bạc hà giúp hơi thở luôn thơm mát và dễ chịu
Cách thực hiện chữa hôi miệng bằng bạc hà:
Cách 1: Nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc sử dụng thường xuyên bạc hà trong các bữa ăn hàng ngày như những loại rau khác.
Cách 2: Nếu không ăn sống được lá bạc hà, bạn có thể dùng lá bạc hà đã rửa sạch rồi cắt nhỏ và vắt lấy nước cốt. Lấy nước cột bạc hà pha vào ly nước ấm, bỏ thêm muối, dùng nước này để súc miệng hàng ngày. Sau 2 đến 3 ngày, bạn sẽ dần thấy được sự thay đổi trong hơi thở của mình.
Chữa hôi miệng bằng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, tinh dầu tràm có mùi hương dịu nhẹ khiến hơi thở bạn có mùi thơm mát và dễ chịu.
Bạn có thể cân nhắc dùng tinh dầu tràm để chữa hôi miệng cũng rất hiệu quả
Thực hiện dầu tràm chữa hôi miệng như sau: Nhỏ 1 đến 2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng rồi chải răng.
Bạn có thể kết hợp tinh dầu tràm với nước cốt bạc hà để súc miệng sẽ cho hiệu quả bất ngờ.
Chữa hôi miệng hiệu quả bằng chanh tươi
Chanh là chứa nhiều vitamin C và axit, có tác dụng khử mùi hôi miệng rất hiệu quả, bên cạnh đó, chanh còn giúp răng trở nên trắng sáng hơn.
Chanh tươi có công dụng rất tốt cho việc làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi hiệu quả
Thực hiện chữa hôi miệng bằng chanh như sau:
Rửa sạch vỏ chanh rồi cắt nhỏ rồi nhai thật sau đó nuốt hoặc nhổ ra.
Dùng nước cốt chanh kết hợp với muối để súc miệng mỗi ngày hoặc dùng hỗn hợp này để chải cả răng và lưỡi 2 lần/ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng hôi miệng.
Chữa hôi miệng bằng trà xanh.
Uống nước trà xanh tốt cho sức khỏe vì nó có nhiều chất chống oxi hóa. Bên cạnh đó, trà xanh còn là nguyên liệu chữa hôi miệng và viêm nướu rất hiệu quả.
Trà xanh không những tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng chữa hôi miệng vô cùng hay ho
Chữa hôi miệng bằng trà xanh được thực hiện như sau:
Dùng lá trà xanh đun sôi để nguội rồi lấy nước súc miệng hàng, nhất là sau mỗi bữa ăn.
Dùng nước trà xanh để uống hàng ngày, trong lá trà có chất polyphenol, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng và sâu răng.
Những lưu ý khi chữa hôi miệng bằng nước muối
Cách chữa hôi miệng bằng nước muối được đánh giá là biện pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả cao. Tuy nhiên để biện pháp này phát huy tác dụng tối đa, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:
Cần kết hợp cách trị hôi miệng bằng nước muối với việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Hạn chế các thực phẩm gây hư hại men răng và gây mùi hôi khó chịu như thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều gia vị và có mùi mạnh (tỏ, hành tây, hành lá,…).
Không nên uống nước ngọt có gas, rượu bia, đồ uống chứa cồn,… Những loại thức uống này làm hỏng men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Hãy tránh xa những chất gây nghiện, chất kích thích nếu bạn muốn sở hữu một hơi thở thơm mát
Bổ sung nhiều nước và rau xanh để trung hòa dịch vị dạ dày, hạn chế tình trạng hôi miệng do trào ngược thực quản.
Phải áp dụng cách trị hôi miệng bằng nước muối đều đặn mỗi ngày để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
Nước muối có đặc tính dược lý nhẹ nên thường không có hiệu quả cao với người bị hôi miệng kéo dài. Trong trường hợp này bạn có thể tận dụng các thảo dược chứa tinh dầu thơm như gừng, bạc hà, cam thảo, đinh hương,…
Tiến hành điều trị các bệnh lý gây hôi miệng như sâu răng, viêm nướu, trào ngược dạ dày thực quản, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,…
Cách trị hôi miệng bằng nước muối có thể đem lại kết quả khả quan với những trường hợp nhẹ và trung bình. Với những trường hợp bị hôi miệng lâu năm, nên kết hợp các biện pháp tại nhà với chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và tiến hành điều trị bệnh lý tiềm ẩn.
Làm gì để phòng tránh bệnh hôi miệng?
Nếu đang bị hôi miệng không do bệnh lý, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện hơi thở của mình.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, tốt nhất nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần phải đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để không bị hôi miệng
Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn cần thay bàn chải khác để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng. Bạn cũng cần dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi,… để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước, nước muối
Đối với những người bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn thức uống gây ra, bạn có thể trị hôi miệng “thần tốc” bằng cách uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi đi phần thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối để tăng hiệu quả sát khuẩn.
Tại sao không dùng nước súc miệng? Có thể bạn chưa biết trong nước súc miệng có thành phần cồn, nó sẽ khiến miệng bạn bị khô, giảm tiết nước bọt. Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên của khoang miệng, nếu thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn và khiến bệnh hôi miệng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hãy thường xuyên dùng nước lọc để súc miệng.
Hạn chế thực phẩm nặng mùi
Những loại thức ăn có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi rất lâu trong miệng. Để trị hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.
Thực phẩm nặng mùi sẽ khiến cho hơi thở của bạn không giữ được sự thơm mát dài lâu
Trên đây là một số cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả bằng nước muối đơn giản để giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng. Nếu áp dụng những cách này mà vẫn không có hiệu quả, bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính gây hôi miệng. Từ đó, đưa ra cách chữa hôi miệng triệt để cho bạn. Chúc các bạn khỏe mạnh!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Review ghế tập tay chân cho người tai biến
- Review máy massage cầm tay Mini Squirrel có nên mua hay không?
- Nguyên nhân gây gù lưng? Ai cũng nên dùng đai để chống gù lưng?