Khi nhắc tới những loại trái cây tốt cho mẹ bầu, mọi người sẽ nghĩ tới những loại trái cây phổ biến như xoài, chuối, táo, đu đủ, cam, quýt,…. Nhưng vẫn còn một ứng cử viên khác mà í tai biết tới đó là chôm chôm. Mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ tốt tốt cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên ăn như thế nào và ăn bao nhiêu để tốt nhất thì có nhiều mẹ chưa biết.

Có bầu ăn chôm chôm được không?

Câu hỏi có bầu ăn chôm chôm được không được rất nhiều mẹ băn khoăn, nhất là những mẹ ở khu vực miền nam Việt Nam, vì vào mùa hè, chôm chôm rộ mùa, rất rẻ và ngon. Đồng thời, có một số lời truyền miệng nói rằng phụ nữ mang thai không khuyến khích ăn chôm chôm. Loại quả này được cho là nguyên nhân gây sẩy thai trong những tuần đầu do bà bầu ăn vào dễ bị nóng trong ảnh hưởng tới thai nhi.

Mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ rất tốt trong thời gian thai kỳ

Thêm vào đó, trái chôm chôm còn bị hiểu lầm rằng có thể khiến phụ nữ mang thai gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển dạ, thậm chí là chặn đường ra của bé khi sinh theo ngả âm đạo. Nhưng, không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh những suy nghĩ này là chính xác.

Theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn chôm chôm, mẹ cần ăn số lượng vừa phải bởi đối với bất kỳ loại trái cây nào ăn nhiều cũng không tốt. Loại trái cây này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không hề gây tác dụng phụ gì đáng ngại.

Mẹ bầu ăn chôm chôm có lợi ích gì?

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ rất dồi dào, mẹ bầu ăn chôm chôm không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa mà còn giúp tránh được các vấn đề liên quan đến nhu động ruột như tiêu chảy, táo bón. Hơn hết chôm còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết hiệu quả.

Xem thêm : Cách phân biệt bột chùm ngây chuẩn nhất

Cung cấp sắt

Chứa rất nhiều vitamin C, nhưng khi mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó, Vitamin C còn giúp quá trình hấp thụ đồng và sắt nhanh hơn, bởi vậy sẽ cải thiện việc sản xuất các tế bào ung thư máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.

Ngoài vitamin C, thì chôm chôm còn dồi dào lượng sắt, nhờ đó nó giúp cơ thể mẹ bầu kiểm soát nồng độ hemoglobin tốt, bà bầu ăn chôm chôm thậm chí còn giảm thiểu mệt mỏi khi mang thai.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-thao-duoc-body}}

Củng cố hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch ở mẹ bầu sẽ trở nên khá yếu ớt khi mang bầu, điều này khiến mẹ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các vi khuẩn. Chôm chôm lại là trái cây giàu đồng, đây là khoáng chất giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu, chúng là tiền đề để cơ thể chống lại bệnh thông thường, vì thế mẹ bầu hãy siêng ăn chôm chôm để tăng sức đề kháng. Giúp mẹ chống cảm lạnh, cúm, đau đầu và những cơn ho…

Chôm chôm củng cố hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Cung cấp vitamin E

Chôm Chôm là nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng, giải quyết tất cả vấn đè về da cho mẹ bầu, có lẽ chôm chôm là lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của những vết rạn da sau sinh, giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, ngứa và lão hóa da.

Kiểm soát huyết áp

Việc sử dụng chôm chôm điều độ, thường xuyên sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng lưu thông máu, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định, giảm tình trạng phù nề chân  tay ở mẹ khi mang thai.

Xem thêm: Giải đáp lo ngại về việc rỉ ối cuối thai kỳ mẹ bầu cần nắm rõ

Giúp giảm nghén

Mẹ mang thai trong thời gian đầu hay bị nghén với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn,… mặc dù đây là triệu chứng phổ biến nhưng sẽ khiến mẹ bầu không thoải mái. Có một cách giải quyết vấn đề này đó là thưởng thức một trái chôm chôm. Hương vị ngọt ngào của loại quả này sẽ giúp mẹ bầu giảm  buồn nôn và chóng mặt hiệu quả.

Những lưu ý cho mẹ bầu ăn chôm chôm

Tuy rằng chôm chôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều loại trái cây này lại ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển tinh thần và thể chất của thai nhi.

Lưu ý không nên ăn chôm chôm quá chín, vì loại này chứa nhiều cồn do đường chuyển hóa, bởi vậy không an toàn cho mẹ và cả thai nhi. Chôm chôm chứa rất nhiều đường, vì thế không nên ăn nhiều một lúc, đặc biệt với mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu ăn chôm chôm rất tốt, nhưng cần phải biết ăn như thế nào, và ăn đúng liều lượng, hy vọng rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp các mẹ có thể sử dụng trái chôm chôm một cách hợp lý nhất cho sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Máy đo huyết áp tại nhà: Chọn máy cơ hay điện tử?
  • Tại sao cần thường xuyên kiểm tra huyết áp?
  • Hướng dẫn mang đai lưng Bonbone – Nhật Bản
  • Hướng dẫn sử dụng bút lấy máu Fastclix
  • Công nghệ Afib phát hiện đột quỵ của Microlife

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *