8 điều cần biết trước khi bà bầu ăn sung để không hối hận

Sung là một loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy dân dã nhưng lại có rất nhiều công dụng thần kỳ. Chính vì vậy, khi mang thai các bà mẹ cũng hãy bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết bà bầu ăn sung như thế nào để mang lại dinh dưỡng tốt nhất.

 

Bà bầu ăn sung là tốt. Tuy nhiên có nhiều điều cần chú ý

Bà bầu ăn sung mang lại nhiều dinh dưỡng cho thai nhi

Bà bầu ăn sung có tốt không? Câu trả lời là “Có”. Không những một mà là nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thể chất của mẹ và bé.

  • Cung cấp canxi cho mẹ bầu: Canxi hỗ trợ sự phát triển của hệ xương, răng và bà bầu trong suốt thai kỳ. Bà bầu ăn quả sung xanh sẽ tăng sức mạnh hệ xương, ngăn ngừa nguy cơ đau lưng trước và sau khi sinh. Canxi tạo nền tảng cho khung xương phát triển chắc khỏe ngay từ trong bụng mẹ.
  • Giảm cảm giác thèm ăn: Hạn chế nguy cơ thừa cân và các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ thường gặp. Đối với những bà bầu có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát cần thêm sung vào bữa ăn nhẹ sẽ hạn chế việc tiêu thụ lượng lớn nguồn thực phẩm.
  • Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ: Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gia tăng lượng oxy cung cấp cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thành phần vitamin C trong quả sung xanh còn tối ưu hóa quá trình hấp thu sắt trong thời kỳ mang thai.
  • Giảm tình trạng ốm nghén: Vitamin B6 trong loại quả này sẽ giúp bà bầu “thổi bay” chứng ốm nghén thai kỳ.
  • Cung cấp đường: Quả sung xanh chứa cả hai loại đường tự nhiên bao gồm glucose và saccarose. Hai thành phần này đều tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bà bầu.
  • Ổn định huyết áp: Ăn sung xanh là giải pháp tự nhiên ổn định huyết áp, giảm nồng độ cholesterol trong thai kỳ. Tác dụng đặc biệt này của quả sung phần lớn nhờ vào vai trò của các axit béo omega 3, omega 6, hoạt chất phytosterol và hợp chất pectin.
  • Giúp cải thiện làn da:  Cải thiện sắc tố da, giảm tình trạng thâm nám và sự phát triển của các hắc sắc tố melanine trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Giảm tình trạng táo bón, đầy hơi và các triệu chứng khó ưa khác. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất trong quả sung còn hỗ trợ các lợi khuẩn trong đường ruột bà bầu làm việc tích cực hơn.

 

Ăn sung giúp ổn định huyết áp và tốt chó hệ tiêu hóa

Ăn sung như thế nào để hiệu quả nhất

Đặc biệt là khi mẹ bầu ăn sung sống, bạn cần chú ý liều lượng khi chế biến để tăng cường dưỡng chất một cách hiệu quả nhất.

  • Cháo sung nấu đường phèn: Nguyên liệu chỉ cần có 50g gạo tẻ và 30g quả sung. Các mẹ cho gạo vào nồi, đổ nhiều nước và nấu thành cháo. Khi gạo vừa bắt đầu nở bung thì cho sung đã được cắt nhỏ và tiếp tục nấu cho đến khi sung mềm. Múc cháo ra tô và nêm thêm đường phèn sao cho phù hợp khẩu vị với các mẹ bầu.
  • Sung muối chua: Nguyên liệu cần có 500g sung, 1 củ tỏi và 2 quả khế chua. Sung và khế rửa thật sạch, sau đó xếp vào hũ và để tỏi đã cắt thành từng miếng mỏng lên trên. Đun sôi khoảng 1 lít nước và cho 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, hòa tan với nhau rồi để nguội bớt. Đổ phần nước muối và đường còn ấm vào hũ đựng sung đã chuẩn bị trước đó. Để sau 1 đến 2 ngày, sung được lên men có vị chua thì có thể dùng cùng cơm trắng và các món mặn.

 

Món sung muối chua vừa giảm cảm giác thèm ăn lại cung cấp dinh dưỡng cần thiết
  • Sung kho thịt: Nguyên liệu gồm 300g thịt ba chỉ và 100g sung. Đầu tiên các mẹ nên ướp thịt ba chỉ với nước mắm và ít tiêu. Phi thơm trước 1 củ hành và bỏ thịt vào, đảo cho đến khi thịt săn lại. Sau đó cho sung vào và đổ thêm 1 chén nước dùng vào, đun nồi này đến khi nước cạn bớt, hơi sánh lại, thịt với sung chín đều là được. Đây là một món dùng chung với cơm tuyệt ngon mà các mẹ cần phải thử.

Xem thêm : 7 điều ngạc nhiên khi bà bầu uống nước dừa cách

Bà bầu ăn sung cần chú ý điều gì?

  • Nguy cơ bị viêm da: Tình trạng viêm da cho cơ thể phải hấp thu một lượng lớn hợp chất psoralen.
  • Tăng khả năng hạ đường huyết: Ăn quá nhiều sung có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết ngoài ý muốn.
  • Khả năng bị dị ứng cao: Nguyên nhân chủ yếu do quá trình thay đổi hormone nội tiết tố có thể khiến cơ địa làn da mẹ bầu thay đổi.  

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-long-ban-chan}}

Qua bài viết trên chúc các mẹ bầu đã có thể tìm ra lời giải cho câu hỏi: bà bầu ăn sung có tốt không? Bên cạnh đó, còn có thể học cách chế biến nhiều món ăn từ quả sung nữa. Hy vọng thông tin trên có ích với bạn.

Bạn cần biết: