Bé 13 tháng khó ngủ mẹ làm gì để khắc phục

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc, vào những tuần đầu tiên sau khi chào đời. Đối với những bé dưới 13 tháng tuổi hay gặp phải tình trạng khó ngủ, thường thức giấc khiến bố mẹ rất lo lắng, vậy vì sao bé khó ngủ và tình trạng này cần mẹ khắc phục như thế nào?

Vì sao bé 13 tháng khó ngủ sâu giấc về đêm?

Bé ngủ không sâu giấc thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tốc độ phát triển và tăng trưởng của bé. Những bé có giấc ngủ kém, thiếu ngủ hay thức đêm, thường chậm lớn hơn, khó chăm sóc hơn, và gây khó khăn cho bố mẹ. Vậy nguyên nhân bé khó ngủ tư đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé khó ngủ về đêm, trong đó có những nguyên nhân chính sau:

  •  Tinh thần trẻ bị kích động
  • Chúng bị thiếu canxi
  • Phòng ngủ không phù hợp
  • Ăn quá no hoặc quá đói
  • Ngủ không đúng giờ
  • Trẻ đang ốm hoặc đang mọc răng.

Bé 13 tháng tuổi khó ngủ

Mẹ làm gì để giúp bé khắc phục tình trạng khó ngủ?

Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe cho bé thì mẹ cần khắc phục ngay hiện tượng con ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc bằng cách:

Bé khó ngủ do tinh thần bị kích động, kích thích thần kinh

Thần kinh của bé chưa được hoàn thiện, rất dễ bị kích thích, nếu như gặp những tác động bất lợi từ môi trường như nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng ồn,… điều này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến bé trằn trọc, khó ngủ hay giật mình và quấy khóc.

Đồng thời nếu bố mẹ có những hành động như la mắng, dọa nạt và đôi khi còn sử dụng đòn roi, kể những câu chuyện để hù dọa bé, gây ảnh hưởng tâm lý khiến bé sợ hãi.

Cách xử lý hiệu quả nhất đó là hạn chế những hoạt động vui chơi quá mức của bé trước giờ đi ngủ, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho bé, không kể chuyện, hù dọa bé, không gây áp lực cho con trước giờ đi ngủ, mẹ nhé!.

Do thiếu hụt dinh dưỡng

Việc thiếu hụt dinh dưỡng, cụ thể là canxi không chỉ khiến bé bị còi xương mà còn ảnh hướng tới hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến cho các chất dẫn truyền đến dây thần kinh của bé bị cản trở, hoạt động kém, làm giấc ngủ của bé trở nên khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này mẹ có thể đa dạng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin D, canxi, nếu là trẻ bú sữa mẹ, tăng cường bữa ăn giàu canxi cho mẹ, mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi cần bổ sung canxi cho bé các giai đoạn.

Việc để bé tập thể dụng cũng là biện pháp tốt cho bé, tham gia vào các hoạt động ngoài trời giúp hấp thu tốt vitamin D, canxi tự nhiên để phát triển hệ xương và tăng cường chức năng dẫn truyền hệ thần kinh. Như vậy, sẽ giúp bé ngủ ngon hơn sau một ngày hoạt động vui vẻ, thoải mái.

Xem thêm : Hiểm hoạ từ việc chọn mua ly/cốc giấy giá rẻ, kém chất lượng

Việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng liên quan tới kẽm, vì kẽm là chất ảnh hưởng tới nhận thức và phát triển của trẻ, ngoài ra, còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch, đảm bảo sự tăng trưởng của các tế bào. Thiếu kẽm khiến bé ngủ hay giật mình, khó chịu, thậm chí thức trắng đêm. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu kẽm vào trong thực đơn hàng ngày, bao gồm: Thịt đỏ, thịt gà, vịt, trứng và sữa, hải sản có vỏ, trái cây,…

Do bé ngủ ngày nhiều

Việc ngủ ngày nhiều cũng khiến buổi tối bé thức khuya, khó ngủ vì thế mẹ nên cho ngủ giấc ngắn vào buổi trưa, không ngủ sau 5h hoặc 6h chiều. Vì khi ấy quá gần giấc ngủ chính sẽ khiến bé trằn trọc, khó ngủ vào buổi tối. Sẽ rất hữu ích khi mẹ cho bé đi ngủ vào một giờ cố định.

Khắc phìn tình trạng khó ngủ của bé

Mẹo giúp bé ngủ sâu giấc

Đối với bé 13 tháng tuổi có thể ngủ theo từng giấc và bố mẹ cũng có thể luyện cho bé ngủ theo khung giờ mong muốn. Những mẹo dưới đây sẽ gúp bé ngủ ngon hơn:

Hạn chế thời gian ngủ ban ngày, hãy chia các giấc ngủ của bé, đặc biệt cần cho bé ngủ vào khung giờ từ 11h trưa đến 2h chiều. Tránh các khung giờ 5h chiều – 7h tối bởi nếu bé ngủ khung giờ này thì đêm rất khó ngủ, ngủ không sâu.

Môi trường ngủ thoáng mát, sạch sẽ. Không tạo sự kích thích quá mức khi gần tới giờ đi ngủ (chơi đùa quá nhiều, quát mắng khiến con lo sợ…)

Rèn luyện con ngủ theo khung giờ bố mẹ mong muốn.

Môi trường ngủ giảm ánh sáng. Ngủ trưa cũng cần giảm ánh sáng để bé ngủ sâu hơn. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-lavender-oai-huong}}

Giấc ngủ rất quan trọng với bé, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, vì thế mẹ cần để ý để giúp bé có được giấc ngủ ngon, sâu hơn. Chúc bé nhà bạn sớm vào nếp ngủ thật ngoan, ngủ thật ngon để mẹ an tâm hơn nhé!

Xem thêm: Dùng ống hút giấy làm đồ trang trí vô cùng độc đáo

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: