Bé bị tưa miệng dùng mật ong rơ lưỡi có tốt không?

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi được bú sữa mẹ nên cho các bé vệ sinh khoang miệng thật sạch. Nếu không điều này sẽ hình thành nên các vi khuẩn và nấm miệng. Gây nên tình trạng trẻ bị tưa miệng, ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng hằng ngày của trẻ sơ sinh. Xử lý bé bị tưa miệng như thế nào là hiệu quả? Và mật ong có thật sự tốt cho trẻ sơ sinh bị tưa miệng hay không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu.

Tưa miệng ở trẻ là gì?

Bệnh lý này thường xảy ra ở em bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, trong đó đa phần bệnh nhân là bé sơ sinh. Nguyên nhân gây nên bệnh tưa lưỡi ở trẻ có thể do bị nhiễm nấm từ mẹ khi chào đời, hay dụng cụ sử dụng cho bé không được vệ sinh sạch sẽ.

Tưa miệng được hình thành bởi 1 loại nấm miệng

Tưa miệng là bệnh do nấm candida albicans gây nên, vi khuẩn này sẽ làm cho lưỡi hoặc mặt trong má của bé xuất hiện những đốm hoặc mảng bám trắng. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm cho bé cảm thấy khó chịu, bứt rứt, bỏ bú, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị tưa miệng 

  • Biểu hiện thông thường: Xuất hiện đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má hoặc có khi cả vòm miệng, lợi và amidan của bệnh nhân; khi cọ xát có thể khá đau và chảy máu; ở trẻ nhỏ thì khó bú và khóc quấy.
  • Biểu hiện nghiêm trọng: Nấm gây bệnh có thể xâm nhập vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể, ví dụ như chúng tấn công vào hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa. Khi bệnh lây lan tới hệ hô hấp qua cổ họng, thực quản, khí quản trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như: viêm phổi, viêm phế phản, thậm chỉ là bệnh nấm phổi. Ngoài ra nấm cũng tấn công vào hệ tiêu hóa thông qua dạ dày, hậu quả là trẻ bị bệnh tiêu chảy, cơ thể mất nước rất nhiều.

Xem thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: UỐNG TRÀ XANH CÓ GÂY MẤT NGỦ HAY KHÔNG?

Dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ có tốt hay không?

Mật ong rất tốt trong việc kháng viêm

Mật ong có công dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn có thể làm nguy hiểm hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi rất nhạy cảm với độc tố này. Có khả năng ngộ độc cao và có thể dẫn đến tử vong. Nên phương pháp này chỉ dành cho những trẻ trên 1 tuổi.

Lưu ý, trên thị trường có rất nhiều mật ong pha tạp hợp chất hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh chế biến, nên chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng.

Xem thêm : Bột chùm ngây nguyên chất cho bé

Những phương pháp rơ lưỡi hiệu quả 

  • Rơ lưỡi cho trẻ bằng bông gạc vô trùng: Cuộn miếng bông gạc vô trùng vào ngón trỏ, rồi thấm một ít nước muối sinh lý. Bế bé vào lòng sao cho đầu bé hướng lên trên. Đặt ngón tay lên môi của bé để tách miệng con ra. Từ từ dùng ngón trỏ đã cuộn khăn rơ xung quanh miệng của bé.

Những thao tác rơ lưỡi phải hết sức nhẹ nhàng và khéo léo
  • Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau bồ ngót: Lá bồ ngót sau khi được chọn lựa và rửa sạch. Sẽ được đem đi đun sôi giã nhuyễn, vắt lấy nước. Dùng bông gạc quấn quanh ngón tay trỏ. Rồi thấm đều nước rau ngót, thực hiện theo từng bước giống như làm với nước muối sinh lý.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/goi-chuom-nong-que}}

Bài viết là những chia sẻ cách xử lý khi bé bị tưa miệng nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng mọi người có thể tự áp dụng và cải thiện được tình trạng tưa miệng của bé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: