Bị phù 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu phải làm sao để tránh mệt mỏi

Trong suốt hành trình mang thai, sự thay đổi hormone cũng như sự phát triển của em bé trong bụng. Sẽ làm các bà bầu gặp phải các tình trạng ốm nghén, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng liên tục. Không ngoại lệ, bà bầu 3 tháng cuối bị phù chân cũng là một biểu hiện bình thường khi mang thai. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc bà bầu bị phù chân? Hãy tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị phù chân

  • Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến thường gặp ở phụ nữ khi mang thai.
  • Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.

Lượng chất lỏng quá nhiều khiến chân bị phù 
  • Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormone trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.
  • Những thay đổi trong máu cũng khiến chất lỏng xâm nhập vào các mô.
  • Bào thai có nước ối quá nhiều hoặc mang đa thai có thể gây phù chân nặng, nhất là trong những ngày nóng bức hoặc vào mùa hè.
  • Uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine liên tục.

Xem thêm :  Cách phân biệt bột chùm ngây chuẩn nhất

Những trường hợp phù chân nào mẹ nên lo lắng?

Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tay và mặt cũng bị phù.
  • Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu.
  • Đau đầu ở trường hợp nặng.
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ.
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn.
  • Nôn với bất kỳ triệu chứng nào.

Tất cả những dấu hiệu trên đều là cảnh báo của bệnh tiền sản giật. Các bà bầu nên chú ý và phát hiện để khám chữa kịp thời.

Tình trạng sưng phù nặng cần đi khám bác sĩ ngay

Những phương pháp giúp cho bà bầu tránh mệt mỏi khi bị phù chân

  • Liệu pháp xoa bóp: điều  này sẽ tạo áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như chân để giảm dần hiện tượng sưng tấy. Ngoài ra, có thể thực hiện các động tác thể dục chân khi đứng hoặc ngồi, sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu, giảm phù nề chân, ngăn ngừa chuột rút ở bắp chân:
  • Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Không ngồi vắt chéo chân để hạn chế sự lưu thông máu, mà nên duỗi thẳng ra. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối.
  • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Đây là cách giúp giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim. Nằm nghiêng bên trái giúp tử cung không chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu.
  • Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, tuần hoàn máu được tốt hơn, giảm sưng phù.
  • Nên uống nhiều nước, phụ nữ mang thai được khuyên nên uống 10 cốc nước mỗi ngày (tương ứng 2,4 lít nước).
  • Không mặc quần áo bó sát vì sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu.

Xem thêm: Triệu chứng bé bị nhiễm giun sán và tẩy giun đúng nhất cho bé

Bài viết trên là nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị phù chân. Hy vọng thông qua bài viết, các bà bầu bị phù chân sẽ có thêm nhiều thông tin cho việc làm hạn chế sự mệt mỏi và khó chịu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: