Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe cho chính mẹ và bé. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Các biểu hiện của tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân, các biến chứng cũng như cách chữa bệnh sẽ được bật mí qua bài viết sau đây.
Định nghĩa về bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh mang lại nỗi lo lắng, bất an cho các mẹ bầu. Bởi vì phần lớn những người có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất chính là những phụ nữ trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, hoặc với những ai xuất hiện tình trạng béo phì trước và trong thời gian mang bầu.
Là tình trạng đường huyết bị rối loạn trong thời gian người bệnh mang thai (từ tuần thứ 24 của thai kỳ). Lượng đường huyết trong máu không ổn định, cộng với khả năng tiết insulin của tuyến tụy bị hạn chế ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Nhưng bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai một thời gian sau sinh sẽ có thể dần dần mất đi.
- Đối với những phụ nữ mang thai lần đầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh vào những lần mang thai tiếp theo.
- Đối với những trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, cần lưu ý khám sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như muốn có con. Bởi vì, những người đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn những người khác.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ cần nguồn năng lượng nhiều hơn so với thông thường, đồng nghĩa với việc lượng đường cần được chuyển hóa cao hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tuyến tụy cũng hoạt động một cách hiệu quả, cung cấp một lượng insulin vừa đủ và kịp thời. Tuyến tụy không sản xuất đủ và kịp thời lượng insulin đáp ứng nhu cầu, do insulin giảm tác động hoặc cơ thể con người chuyển hóa insulin không hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này.
Xem thêm : Bột chùm ngây có tác dụng gì? và các bài thuốc chữa bệnh từ chùm ngây
Nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố giúp cho thai nhi phát triển trong thời gian mang thai. Những chất nội tiết này có ảnh hưởng xấu đến insulin, làm rối loạn mức đường huyết. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, tất cả mẹ bầu đều có chất kháng insulin, mặc dù vậy ở một số trường hợp vẫn có khả năng xuất hiện chất kháng insulin trước khi mang bầu (nguyên nhân có thể là do béo phì). Đây cũng là những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
Để phát hiện căn bệnh này, mẹ bầu cần chú ý các biểu hiện của tiểu đường thường gặp sau:
- Khát nước thường xuyên: là do lượng đường trong máu tăng cao, khiến người bệnh cảm thấy khô miệng khát nhiều, nên phải uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.
- Đi tiểu nhiều hơn: lượng glucose quá cao, vượt ngưỡng cần thiết khiến cho glucose bị tồn đọng trong máu, không chuyển hóa hết, bắt buộc thận phải hoạt động hết công suất để thải ra ngoài bằng nước tiểu.
- Cân nặng giảm nhanh, luôn mệt mỏi: vì insulin không được sản xuất đủ và kịp thời nên đường không thể chuyển hóa thành năng lượng, khiến cho cơ thể bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Vùng kín bị nhiễm nấm: nấm men sinh sôi nảy nở, tình trạng này cũng được xem là một triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn: khi cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi với hiện tượng lượng glucose trong máu gia tăng một cách đột ngột.
{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-lavender-oai-huong}}
Ảnh hưởng của tiểu đường trong thời kỳ măng thai đối với mẹ và thai nhi
Ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu: thường có các biến chứng như huyết áp cao, nước đầu ối nhiều hơn bình thường khiến dễ dàng bị vỡ đầu ối sớm dẫn đến hay bị sinh non. Bên cạnh đó, còn có các biến chứng như bị phu nề chân, tay mặt, khó rặn khi sinh,… Có khả năng bị tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Thai nhi to bất thường nên mẹ bầu dễ bị chấn thương và gia tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê sâu.
Đối với thai nhi: tình trạng nước đầu ối nhiều gây ra cuống rốn quấn quanh cổ gây ra nguy hiểm cho thai nhi. Hoặc xảy ra tình trạng cuống rốn ra trước thai nhi, trường hợp này phải mổ để bắt thai.
- Thai nhi nặng ký (lớn hơn bình thường có khi 4 – 6 kg).
- Có nhiều tât bẩm sinh về tim mạch.
- Hệ thống hô hấp chưa được hoàn hảo gây ra
- Chất nhầy bảo vệ màng phổi chưa phát triển gây ra rối loạn hô hấp khi sinh non.
- Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, tụt canxi, vàng da, nguy cơ béo phì, cao huyết áp, tim mạch nhất là bệnh tiểu đường rất cao.
- Khi thai nhi quá lớn dẫn đến tình trạng khó sinh.
- Hay bị trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt rối thần kinh cánh tay…
- Không những thế, thai nhi có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, do đường huyết tăng quá cao, tỷ lệ tử vong cao gấp 2 đến 5 lần so với bình thường.
Cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Các mẹ bầu cần chú ý về cách ăn uống và vận động để có thể điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ này:
- Vận động thường xuyên.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Thường xuyên khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Rất mong bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh tiểu đường thai kỳ.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Tổng Hợp Vớ Giãn Tĩnh Mạch Được Khuyên Dùng 2021
- Tác dụng vớ y khoa – Áp lực từ vớ y khoa tác động như thế nào tới chân?
- Vì sao vớ y khoa của Mỹ JOBST là sự lựa chọn hàng đầu?
- Vì sao bạn nên chọn vớ y khoa của Đức?
- Mang vớ y khoa bao lâu để giúp việc điều trị đạt hiệu quả?