Cân nặng của bà bầu theo từng tháng như thế nào là đúng chuẩn?

Trong thời gian thai kỳ, các mẹ bầu thường tăng cân rất nhanh. Nhưng đó chưa hẳn là dấu hiệu tốt. Việc có chế độ ăn và tăng cân phù hợp theo từng tháng mới chính là điều đáng vui mừng đối với các mẹ. Tuy nhiên, chưa hẳn tất cả các bà mẹ đều biết mình phải ăn uống thế nào cho phù hợp để bé yêu phát triển khỏe mạnh. Vậy thì các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cân nặng của bà bầu theo từng tháng.

Có những “nguyên tắc” về cân nặng khi mang thai mà các mẹ bầu cần chú ý

Những nguyên tắc mà các mẹ phải nghiêm túc thực hiện

Điều đầu tiên, không được ăn kiêng trong thời gian mang thai. Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bạn và em bé. Vì việc giảm cân không chỉ đơn thuần làm giảm cân nặng của cơ thể bạn mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Điều thứ hai, không sử dụng những thực hẩm có hại, hay chất kích thích. Thai phụ cần tránh xa hải sản sống như: hàu tươi, sushi hay món gỏi cá, sữa chưa tiệt trùng và các thực phẩm làm từ sữa. Bên cạnh đó, các món ăn làm từ pa-tê, thịt gia súc, gia cầm sống hay tái cũng cần được hạn chế. Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi. Trong cá chứa rất nhiều thủy ngân và các chất khác sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển cho thai nhi trong bụng.

Xem thêm: Sữa Meiji sau khi pha để trong tủ lạnh được bao lâu là tốt

Các chuyên gia khuyên bạn nên từ bỏ thuốc lá, bia rượu, các thể loại cock-tail trong suốt thai kỳ vì chúng sẽ có thể gây ra các dị tật ở trẻ. Đối với những thức uống có chứa caffein, bạn nên cân nhắc để cắt giảm hay tạm ngưng các loại thức uống này, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai. Caffein không chỉ có trong cà phê mà nó còn tiềm ẩn trong trà, các loại nước ngọt, nước giải khát có ga và socola.

Điều thứ ba, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ. Điều này làm hạn chế các cảm giác khó chịu trong thai kỳ như: buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, khó tiêu khi ăn uống. Khi mang thai, sự phát triển của em bé sẽ tạo ra sự chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Do đó cơ thể bạn lúc này sẽ không còn nhiều không gian để chứa lượng lớn đồ ăn cùng lúc.

Các mẹ bầu cần bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón

Chú ý những cách tăng đủ cân trong thai kỳ

Việc cho con bú là một trong các yếu tố đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và phát triển của trẻ. Dưới đây là các thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé:

  • Tinh bột: Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Phụ nữ mang thai cần biết cách bổ sung tinh bột hợp lý. Tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Phụ nữ có thai cần ăn đủ các thức ăn chứa glucid để bổ sung năng lượng. Ăn đủ lượng glucide cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hoá lipid ở cả mẹ và bé.
  • Chất béo: Lipid đặc biệt quan trong trong thời gian mang thai và cho con bú. Chất này tham gia vào quá trình phát triển não khi mang thai và bảo đảm chất lượng của sữa mẹ. Thiếu lipid trong bữa ăn làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của bé.
  • Sữa: Khi mang thai nên uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau mỗi bữa ăn chính.
  • Chất xơ: Chất này tham gia thải các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết. Đối với phụ nữ mang thai, chất xơ giúp giảm táo bón, giảm nhẹ các triệu chứng thai nghén và giúp ăn ngon miệng hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ quả, ngũ cốc,…
  • Nước: Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh táo bón do đó cần uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.

Hãy theo dõi cân nặng hàng tháng của mẹ bầu để có điều chỉnh về dinh dưỡng hợp lý

Bảng cân nặng chuẩn của bà bầu theo từng tháng

Dưới đây là cân nặng chuẩn của bà bầu theo từng tháng sinh để đạt sự phát triển tốt nhất cho bé:

  • Tháng thứ 3: Cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Tổng cân nặng cần tăng của bà bầu chuẩn bị vào tuần lễ thứ 12 là khoảng 2kg.
  • Tháng thứ 4: Thời điểm này, mẹ có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 cần tăng là 2,5kg.
  • Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này là quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg.
  • Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg.
  • Tháng thứ 7: Mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg.
  • Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn. Nếu mẹ đã tăng đủ cân trong mức giới hạn thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa. Tổng trọng lượng thời điểm này của bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11kg.
  • Tháng thứ 9: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-ngai-cuu}}

Trên là tất cả những thông tin giúp các mẹ có thể theo dõi và chăm sóc con đúng theo bảng cân nặng của từng tháng của mẹ bầu. Hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ bầu.

Bạn cần biết: