Ăn gì trong 3 tháng đầu để tốt cho thai nhi là câu hỏi mà đa số các mẹ có thai lần đầu đều thắc mắc, giai đoạn này là bước đệm quan trọng để thai nhi phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. Chính vì thế, mẹ bầu cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển.

Thai kỳ thứ nhất kéo dài từ thời điểm thụ thai khi những tế bào đầu tiên được hình thành, cho tới hết tuần thứ 12, đây là giai đoạn quan trọng, đặc biết với sự phát triển của em bé trong bụng – các cơ quan hình thành, trẻ bắt đầu cử động và các cơ hình thành. Thai nhi 12 tuần tuổi lớn lên trong thai kỳ đầu tiên thành một phôi thai hoàn thiện, kích thước tương đương với 1 quả lê và chuẩn bị cho thai kỳ thứ 2.

Xem thêm : CẨM NANG NƯỚC KIỀM: NGUỒN NƯỚC TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE

3 tháng đầu cũng là gai đoạn hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển, đến khi bắt đầu tuần thứ 6 thì não và tủy sống hình thành, song song với đó là quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. TỚi cuối tuần thứ 12 thì hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi đều hoàn thiện.

Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,… Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.

Chế độ ăn uống của bà bầu trong 3 tháng đầu

Thực đơn ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Vì rất quan trọng cho sự phát triển của bé, vì vậy thực đơn ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cần phải đảm bảo các chất như sau:

Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 – 2400 kcal/ngày;

Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…), thịt gia cầm, ngũ cốc,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-thao-duoc-body}}

Protein: Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.

Mẹ cần đảm bảo các dưỡng chất khi mang bầu

Sắt: Bà bầu cần được cung cấp 36 – 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ;

Vitamin A: Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ;

Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D;

Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,…;

Các nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

Xem thêm: NHỮNG LƯU Ý KHI BẠN TỰ THAY LÕI LỌC CHO MÁY LỌC NƯỚC ĐIỆN GIẢI TẠI NHÀ

Tóm lại, ăn gì trong 3 tháng đầu tốt cho thai nhi mẹ đã biết, mẹ hãy tham khảo để đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, để bé có tiềm lực phát triển trong giai đoạn này mẹ nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

 

  • Câu hỏi thường gặp về máy đo huyết áp Microlife
  • Cách sử dụng nhiệt kế điện tử Omron MC-246

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *