Bé 8 tháng chảy dãi nhiều và sổ mũi có phải dấu hiệu bé mọc răng

Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, thường có các biểu hiện chảy nước dãi,… Liệu đây có phải là dấu hiệu thất thường ở trẻ? Đừng quá lo lắng, đây chỉ là những dấu hiệu bé mọc răng thông thường. Do quá trình mọc răng sẽ gây chút đau đớn, làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt thường ngày của trẻ. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm nhiều dấu hiệu bé mọc răng và cách làm xoa dịu cơn đau của trẻ hiệu quả.

Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ mẹ cần biết 

Thường xuyên gắt gỏng, cáu tính 

Quá trình mọc răng có thể rất khó chịu và gây đau đớn. Nếu các bé cáu kỉnh hoặc quấy khóc, mặc dù bé đang rất khỏe mạnh, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mọc răng.

Trẻ thường cáu gắt hơn khi đang mọc răng 

Trở nên biếng ăn

Nếu các bé không chịu bú, thì đó có thể là một dấu hiệu của việc mọc răng. Bú bình hoặc cho bé bú sữa mẹ có thể gây kích ứng nướu bị sưng. Cha mẹ nên cố gắng chờ cho cơn đau dịu đi, để tiếp tục cho bé ăn.

Xem thêm: UỐNG ĐỦ NƯỚC- NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA HANH KHÔ

Trẻ khó ngủ hoặc không ngủ

Việc mọc răng gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ rất nhiều. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng các bé có thể sẽ ngủ ngoan trở lại sau khi răng đã mọc.

Trẻ có dấu hiệu sốt

Nguyên nhân là thời điểm mọc răng hàm ở trẻ em, cùng lúc với giai đoạn trẻ hết nhận được khả năng miễn dịch nhận được từ người mẹ. Nên vì vậy, trẻ có bị sốt nhẹ cũng là chuyện bình thường mà bé nào cũng mắc phải. Nên không cần sử dụng đến thuốc tây, mà để bé tự khỏi.

Các mốc thời gian mọc răng ở bé mà mẹ nên lưu ý

Trẻ sơ sinh cần 2 năm để hoàn thành việc mọc răng, khi 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, bé mọc răng rất sớm hoặc rất muộn. 

Mốc thời gian mọc răng của trẻ để mọi người tham khảo:

Từ tháng thứ 6 trẻ bắt đầu mọc răng 
 
  • Từ 6-9 tháng: bé mọc bốn răng cửa giữa.
  • Từ 7-10 tháng: mọc hai răng cửa trên.
  •  Từ 12-14 tháng: mọc bốn răng hàm.
  •  Từ 16-18 tháng: mọc bốn răng nanh.
  • Từ 20-30 tháng: những chiếc răng hàm cuối cùng sẽ được mọc.

Cách cách giúp bé không lo đau nhức khi mọc răng 

Cho bé ngậm ti giả 

Ti giả là một giải pháp hay cho những cơn đau kéo dài làm trẻ khó chịu. Đưa bé đi chơi để khiến trẻ thoải mái và dễ quên đi cơn đau. Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ nhỏ. Đồng thời, mẹ nên chú ý lau sạch và giữ khô thoáng cho vùng cổ và ngực. Khi nước dãi chảy xuống có thể gây viêm da, phát ban.

Xem thêm : NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG MÁY LỌC KHÔNG KHÍ

Giảm đau cho trẻ bằng cách chườm lạnh

Dùng khăn ẩm ướp lạnh để lau miệng và nướu cho trẻ giúp xoa dịu đi cơn đau. Hoặc cho trẻ ăn các thức ăn lạnh cũng hạn chế được cơn đau. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-long-ban-chan}}

Dùng thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ

Đối với các trường hợp, trẻ bị sốt cao do mọc răng. Mẹ nên đưa trẻ đi đến bác sĩ để khám và sử dụng thuốc theo đơn. Các thuốc gây tê có chứa benzocaine nên chú ý, dễ gây ngộ độc đối với trẻ nhỏ.
Bài viết là những chia sẻ về dấu hiệu bé mọc răng. Các mẹ nên theo dõi chu kỳ mọc răng của các bé đề có thể dễ dàng theo dõi và chăm sóc. Nên đưa trẻ đi khám, đối với trường hợp trẻ bị sốt cao do mọc răng, bởi có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: