Trong suốt thai kỳ, việc bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu là điều quan trọng. Nếu mẹ không còn cảm thấy ngon miệng với những loại trái cây trước kia nữa thì quả na sẽ là lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc rằng bà bầu ăn quả na có tốt không? Hãy tham khảo câu trả lời dưới đây mẹ nhé.

Giá trị dinh dưỡng của quả na

Na có giá trị dinh dưỡng rất cao vì trong thịt quả na chưa tới:

  • 82.5% nước.
  • 1.6% Protein.
  • Các loại vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K
  • Các alcaloid nhóm oxoaporphin
  • Các loại khoáng chất như canxi, sắt, đồng, photpho, kali, natri…
  • 100g thịt quả na sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 70 – 80kcal.

Na có giá trị dinh dưỡng rất cao

Rõ ràng, mẹ bầu có thể thấy na là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời. Một trái na trung bình có thể cung cấp 1.5 nhu cầu vitamin C hằng ngày của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Đồng thời, nguồn kali, chất xơ, carbonhydrate có trong thành phần loại trái cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe. Một ưu điểm nữa đó là phần chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri lại thấp, do đó không gây tiểu đường, cholesterol hay huyết áp cao.

Bà bầu ăn quả na có tốt không?

Với những thành phần dinh dưỡng trên, thì việc bà bầu ăn quả na sẽ rất tốt, sẽ có những tác dụng như sau:

Cung cấp vitamin giúp xây dựng hệ thần kinh thai nhi

Một quả na chứa nhiều vitamin A và C rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thường xuyên tiêu thụ loại trái cây này sẽ giúp cho việc hình thành các dây thần kinh, não bộ và hệ miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, vitamin A rất cần thiết và tốt cho thị giác, da và tóc, trong khi vitamin C chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-que}}

Giảm đau đớn khi sinh

Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nhưng các phương pháp điều trị truyền thống cho thấy rằng quả na giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Đồng thời quả na cũng làm giảm thiểu nguy cơ sẩy thai.

Xem thêm: HỆ THỐNG LÀM SẠCH TỐI ƯU NHẤT DARC II

Đảm bảo an toàn sức khỏe trước khi sinh

Hàm lượng đồng cần thiết hàng ngày trong thai kỳ là 100 mg và quả na là một nguồn giàu chất khoáng này. Đồng có một đặc tính đặc biệt giúp cải thiện mức huyết sắc tố (hemoglobin) và do đó ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm. Hơn nữa, nó còn giúp da, dây chằng và mạch máu của thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Không lo táo bón

Hàm lượng chất xơ cao trong quả na sẽ giúp điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề liên quan.

Trị ốm nghén

Là một nguồn thực phẩm giàu vitamin B6, quả na giúp bạn giảm tình trạng ốm nghén. Các nghiên cứu cho thấy vitamin B6 có thể giảm bớt buồn nôn ở phụ nữ mang thai lúc ốm nghén.

Na có thể trị ốm nghén cho mẹ bầu

Giải độc cơ thể

Khả năng chống oxy hóa của loại trái cây này giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mẹ bầu. Chất chống oxy hóa trong quả mãng cầu cũng giải quyết các vấn đề về thay đổi tâm trạng và tình trạng tê do máu lưu thông không đều thường xảy ra trong thai kỳ.

Giảm đau răng

Nếu như mẹ đang phải chịu đựng cơn đau do các vấn đề nha khoa gây ra như đau răng hoặc viêm nướu trong thai kỳ thì mãng cầu có thể giúp làm giảm bớt cơn đau đấy.

Thư giãn các cơ

Magiê có trong quả na là một vi chất thiết yếu trong thời kỳ mang thai vì nó bảo vệ mẹ bầu khỏi các vấn đề về tim và giúp thư giãn các cơ trên cơ thể.

Xem thêm: CHỌN MÁY LỌC NƯỚC NÀO CHẤT LƯỢNG NHẤT CHO NHÀ HÀNG 5 SAO?

Kiểm soát tiêu chảy và kiết lỵ

Trái na là một phương thuốc tự nhiên chữa trị hiệu quả tiêu chảy hay kiết lỵ ở thai phụ. Quả na giúp điều chỉnh và kích thích lượng phân đi ngoài.

Chữa các bệnh ngoài da

Phần thịt của trái na có thể giúp điều trị nhiễm trùng da như loét hay áp xe. Lấy phần thịt quả na và đắp lên vùng bị ảnh hưởng hai lần một ngày để mang lại hiệu quả.

Qua bài viết trên, việc bà bầu ăn quả na có tốt không các mẹ đã có câu trả lời. Việc ăn na sẽ có tác dụng tốt, tuy nhiên, văn như thế nào, và ăn số lượng bao nhiêu mẹ cần chú ý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, mẹ nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Máy đo huyết áp tại nhà: Chọn máy cơ hay điện tử?
  • Tại sao cần thường xuyên kiểm tra huyết áp?
  • Hướng dẫn mang đai lưng Bonbone – Nhật Bản
  • Hướng dẫn sử dụng bút lấy máu Fastclix
  • Công nghệ Afib phát hiện đột quỵ của Microlife

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *