Trong thời gian thai kỳ, cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Về cả nội tiết tố bên trong và cả về ngoại hình bên ngoài. Sự tăng cân nhanh chóng của các mẹ bầu làm xuất hiện tình trạng mũi to ra khi mang thai. Điều này khiến cho ngoại hình trở nên xấu xí, các mẹ mất tự tin và lo lắng không biết có chấm dứt khi sinh xong? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây, để tìm hiểu về nguyên nhân và những cách chăm sóc cánh mũi trong thai kỳ như thế nào.
Nguyên nhân khiến mũi to ra khi mang thai
Do mẹ bầu tăng cân nhanh chóng
Cánh mũi to và dày hơn lúc bầu bí có thể là do cơ thể bạn tăng cân nhanh chóng. Việc này làm cho các bộ phận trên cơ thể cũng bị tăng kích cỡ, ví dụ như bụng, ngực, mông, bắp tay, đùi, mặt và cả mũi.
Do chức năng lá lách và dạ dày kém khi mang thai
Chức năng phổi bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo chức năng của lá lách và dạ dày sẽ hoạt động yếu hơn. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống trong thai kỳ phong phú hơn bình thường, dẫn đến các bộ phận này phải hoạt động quá mức và suy yếu.
Lá lách và dạ dày hoạt động kém sẽ làm vùng mũi của mẹ bầu có màu đỏ.
Xem thêm: Cho bé ăn yến vào thời điểm nào là tốt nhất
Sự thay đổi hormone
Sự thay đổi hormone của cơ thể trong giai đoạn mang thai đã gây ra những bất thường trên khuôn mặt. Bên cạnh, mẹ bầu bị đầu mũi to cánh mũi dày thì da mũi của nhiều người còn đỏ ửng và sần sùi như vỏ cam sành. Ngoài ra, bọng mắt cũng có thể to hơn, mí mắt sụp xuống, kích thước môi lớn hơn bình thường.
Hormone của thai kỳ, cụ thể là estrogen làm tăng lưu lượng máu ở khắp mọi nơi, đặc biệt là màng nhầy của cơ thể. Vì vậy, sự gia tăng lưu lượng máu có thể gây sưng ở những khu vực màng nhầy hoặc bọng mắt.
Do phối bị ảnh hưởng
Phụ nữ bị tăng cân nhiều khi mang bầu cùng với việc thai nhi lớn dần mỗi ngày đã gây ra sự chèn ép nội tạng. Tình trạng này làm chức năng của phổi bị ảnh hưởng khiến bà bầu khó thở. Khi cơ thể bị thiếu oxy thì theo cơ chế tự nhiên, cánh mũi sẽ mở rộng ra để bạn hít thở không khí.
Sau khi sinh xong mũi có còn to nữa hay không?
Nhiều mẹ bầu lo lắng về ngoại hình sau khi sinh, ám ảnh việc mũi to sẽ theo mình về sau này. Nhưng thực tế cho thấy, mũi của bạn sẽ trở lại bình thường. Cánh mũi sẽ tự hẹp dần theo thời gian và vùng da màu đỏ hoặc sần sùi vỏ cam cũng sẽ tự biến mất. Nguyên nhân là do sau khi sinh, các chức năng cơ thể và hormone đã ổn định trở lại.
{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-lavender-oai-huong}}
Cách chăm sóc mũi trong thời gian thai kỳ
- Rửa mặt hằng ngày bằng nước, không để da mặt tiết nhờn nhiều sẽ gây nên tình trạng mụn.
- Không dùng tay bóp chặt hoặc cạo 2 bên cánh mũi. Vì sẽ gây tổn thương phần da khiến da trở nên thâm và sần sùi hơn.
- Tẩy tế bào chết cho da mặt định kỳ 2 lần/tuần.
- Sử dụng toner và kem dưỡng da cho vùng mũi sau mỗi lần rửa mặt. Khiến lỗ chân lông được se khít và tình trạng mụn đầu đen được hạn chế.
Bài viết trên là những chia sẻ về nguyên nhân mũi to ra khi mang thai. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc cho mũi thì sẽ hạn chế được các việc sưng to, lấy lại vẻ tự tin khi mang thai.
Bạn cần biết:
- Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại
- Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp
- Bệnh Huyết Áp Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết