Mấy tuần thai đạp, bố mẹ nên theo dõi cử động thai như thế nào

Trong thời gian thai kỳ, mỗi cử động trong bụng của mẹ đều rất được mẹ bầu quan tâm. Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa sự chuyển động của thai nhi và sự thay đổi trong cơ thể. Vậy khi nào thai đạp? Là thắc mắc của nhiều người. Thông qua bài viết này, mời mọi người theo dõi cử động thai và bao nhiêu tuần thì thai sẽ đạp mạnh.

Cử động thai và thai máy là gì?

Cử động thai thể hiện tình hình sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Thai nhi khỏe mạnh thì sẽ có những cử động thai nhất định trong ngày.

Cử động thai nhi thể hiện tình trạng sức khỏe của bé

Thai máy là hiện tượng thai nhi có cử động, di chuyển, tay chân đấm đá, những cử động của cơ thể như vặn vẹo và nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu như số lần thai máy giảm đi thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề, trường hợp thai nhi không máy trong một vài ngày hay máy yếu thì rất có khả năng thai bị suy hoặc bị lưu thai. 

Khi nào thai nhi bắt đầu đạp mạnh

Điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, tuy nhiên khi 8 tuần tuổi đã bắt đầu cử động. Nhưng lúc này thai nhi còn quá nhỏ nên cử động của thai nhi quá nhẹ nên mẹ không thể cảm nhận được. Khi thai nhi được 4 tháng tuổi, mẹ sẽ cảm nhận được lần đầu tiên thai máy. Đặc biệt là đối với những mẹ sinh con đầu lòng. 

Cử động thai được chia thành 4 trạng thái: Tĩnh lặng; Cử động thường xuyên; Cử động mắt liên tục và không gia tăng tim thai; Cử động thai liên tục kèm cử động của mắt và gia tăng tim thai. Hai trạng thái đầu tiên là phổ biến nhất.

Xem thêm: Pha sữa công thức với sữa mẹ có tốt không

Hướng dẫn theo dõi cử động thai

Các mẹ bầu nên tính thời gian để cảm nhận hết 10 cú đá, cựa quậy, cú huých, hoặc cuộn tròn. Lý tưởng nhất là cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ. Tuy nhiên, với những thai nhi khỏe mạnh, hiếu động thì mẹ vẫn có thể cảm nhận được 10 chuyển động trong thời gian ngắn hơn.

Mẹ nên lưu ý và đếm đúng các lần cử động trong thời gian nhất định

Cách thức theo dõi cử động thai cũng vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối, hoặc nếu bận thì có thể đếm ít nhất một lần trong ngày trong vòng 30 phút. Trong trường hợp thai nhi ngủ thì sẽ không có cử động thai, tuy nhiên thời gian ngủ chỉ trung bình từ 20 phút đến 2 giờ.

  • Một thai nhi khỏe mạnh sẽ có hơn 4 lần cử động trong vòng 30 phút, mỗi ngày sẽ cử động nhiều hơn 3 lần. Nếu trong 1 giờ có trên 4 thai máy thì chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh.
  • Nếu trong 4 giờ mà có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai yếu thì mẹ cần đi khám để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.

Những dấu hiệu mẹ cần lưu ý

  • Sau 5 tháng, nếu chưa thấy thai máy là dấu hiệu đáng ngại, mẹ nên đi khám.
  • Trường hợp thai máy ít đi có thể là một tín hiệu cho thấy thai thiếu oxy.
  • Phương pháp đếm thai máy nên tiến hành vào sáng sớm, buổi trưa và buổi tối mỗi ngày, đếm trong vòng 1 giờ đồng hồ, rồi cộng tổng số thai máy trong 12 giờ.

{{https://namnguyenduoc.vn/products/tui-chuom-mat-que}}

Bài viết là toàn bộ những chia sẻ về thời gian khi nào thai đạp. Hướng dẫn cách theo dõi cử động thai. Chúc các mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng nhất sự phát triển của thai nhi và chúc bé luôn mạnh khỏe.

Bạn cần biết: