Cadmium là gì? Những ảnh hưởng tiêu cực của cadmium tới sức khỏe

Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều chất hóa học quý hiếm có lợi cho sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống con người. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều chất nguy hại, nhiễm độc mà không may đi vào cơ thể người có thể phá hủy các tế bào sức đề kháng của con người. Một trong số đó chính là Cadmium – chất hóa học nguy hại cho người. Vậy Cadmium là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người. Bài viết sau đây của botchumngay.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích.

Cadmium là gì?

Cadmium hay Cadimi (Cd) là 1 kim loại nặng có trong đất, thường ít gặp Cadmium ở dạng tinh chất vì Cadmium thường phối hợp với những thành phần khác để cho ra nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như : cadmium oxide, cadmium chloride, cadmium sulfate, và cadmium sulfide. 

Cadmium được tìm thấy bởi một nhà bác học Đức vào năm 1817, có số thứ tự 48 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của nhà khoa học. Trong ngành dược có sử dụng một hợp chất: cadmium sulfide với một số tên biệt dược như: biocadmio, buginol, capsebon, mirador...

Cadmium hay Cadimi là một kim loại nặng có trong đất dưới dạng hợp chất

Cadmium được khai thác các mỏ đồng, chì và kẽm. Nhờ đặc tính ít bị rỉ sét nên cadmium được sử dụng trong việc sản xuất piles (trong điện cực của các loại piles nickel- cadmium), batteries, mạ kền, hợp kim alliage, que đủa hàn, trong sản xuất chất plastic polyvinyl chloride (pvc) cadmium được sử dụng như chất làm ổn định (stabilizer) . Bởi lý do này đồ chơi trẻ em và vật dụng làm bằng chất dẽo pvc đều có chứa cadmium. Cadmium cũng được dùng trong những loại nước sơn đặc biệt trong sản xuất đồ sứ như chén, dĩa...

Các đặc tính nổi bật

Cadimi là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn, màu trắng ánh xanh, có hóa trị 2, rất dễ cắt bằng dao. Nó tương tự về nhiều phương diện như kẽm nhưng có xu hướng tạo ra các hợp chất phức tạp hơn.

Trạng thái ôxi hóa phổ biến nhất của cadimi là +2, nhưng có thể tìm thấy các hợp chất mà nó có hóa trị +1.

Ứng dụng

Khoảng 3/4 cadimi sản xuất ra được sử dụng trong các loại pin (đặc biệt là pin Ni-Cd) và phần lớn trong 1/4 còn lại sử dụng chủ yếu trong các chất màu, lớp sơn phủ, các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic. Các sử dụng khác bao gồm:

  • Trong một số hợp kim có điểm nóng chảy thấp.
  • Trong các hợp kim làm vòng bi hay gối đỡ do có hệ số ma sát thấp và khả năng chịu mỏi cao.
  • 6% cadimi sử dụng trong mạ điện.
  • Nhiều loại que hàn chứa kim loại này.
  • Lưới kiểm soát trong các lò phản ứng hạt nhân.
  • Các hợp chất chứa cadimi được sử dụng trong các ống hình của ti vi đen trắng hay ti vi màu (phốt pho đen, trắng, lam và lục).
  • Cadimi tạo ra nhiều loại muối, trong đó sulfua cadimi là phổ biến nhất. Sulfua này được sử dụng trong thuốc màu vàng.
  • Một số vật liệu bán dẫn như sulfua cadimi, selenua cadimi và telurua cadimi thì nó dùng trong các thiết bị phát hiện ánh sáng hay pin mặt trời. HgCdTe nhạy cảm với tia hồng ngoại.
  • Một số hợp chất của cadimi sử dụng trong PVC làm chất ổn định.
  • Sử dụng trong thiết bị phát hiện nơtrino đầu tiên.

Phổ biến

Các quặng chứa cadimi rất hiếm và khi phát hiện thấy thì chúng chỉ có một lượng rất nhỏ. Greenockit (CdS), là khoáng chất duy nhất của cadimi có tầm quan trọng, gần như thường xuyên liên kết với sphalerit (ZnS). Do vậy, cadimi được sản xuất chủ yếu như là phụ phẩm từ việc khai thác, nấu chảy và tinh luyện các quặng sulfua kẽm, và ở mức độ thấp hơn là từ quặng chì và đồng. 
Một lượng nhỏ cadimi, khoảng 10% mức tiêu thụ, được sản xuất từ các nguồn thứ cấp, chủ yếu từ bụi sinh ra khi tái chế phế thải sắt và thép. Việc sản xuất tại Mỹ bắt đầu từ năm 1907 nhưng cadimi đã không được sử dụng rộng rãi cho đến tận sau khi Đại chiến thế giới 1 kết thúc.

Những đồ dùng thường có Cadmium là gì?

Những thông tin đã có thể giúp bạn giải quyết vấn đề Cadmium là gì? Vậy thì những món đồ nào trong cuộc sống của con người thường có Cadmium là gì? Đầu tiên phải nói đến thuốc lá mà người lớn hay sử dụng. Theo thống kê cho biết nếu cây thuốc lá được trồng trên vùng đất có Cadmium thì sẽ hấp thụ lên lá cây và mọi thành phần của cây thuốc lá. 

Người hút thuốc sẽ có nồng độ Cadmium trong máu là 0,376µg/L. Và những người nghiện và sử dụng thuốc lá thường xuyên lên tới 1,58µg/L. Điều này chứng tỏ, Cadmium từ đất và không thể loại bỏ được dù đã dược chế biến thành điếu thuốc lá và vẫn hấp thụ vào cơ thể người.

Trong thuốc lá tồn tại dư lượng của cadimi trong đất mặc dù đã qua quá trình chế biến

Khi được hỏi đồ vật nào nhiễm Cadmium là gì thì không thể bỏ qua pin. Pin là nơi chứa nhiều Cadmium độc hại nhất trong tất cả mọi thứ. Chính vì thế mà pin rất khó phân hủy cũng như lượng Cadmium rất nhiều. Nếu bạn cắn, ngậm hoặc nuốt phải sẽ gây nguy hại cơ thể.

Cadimi được tìm thấy nhiều trong các cục pin thường ngày chúng ta sử dụng

Tiếp đến cho những món đồ chứa Cadmium là gì là đồ chơi trẻ em. Khi những nhà sản xuất tạo ra màu sắc bắt mắt cho những món đồ chơi cho trẻ em họ đã bôi lên đó một lớp sơn. Thông thường người ta sẽ dùng kẽm thô, phẩm màu, sơn màu, nhựa và trong nhựa tổng hợp đó thường có thành phần Cadmium còn sót lại do chưa lọc hết. Thậm chí nhiêu cơ sở kinh doanh còn dùng Cadmium sơn trực tiếp vì như thế sẽ có giá thành rẻ hơn và tiết kiệm chi phí.

Cadmium có nhiều trong nguồn đất và nguồn nước từ tự nhiên. Và Cadmium rất dễ dàng chuyển từ đất lên cây, đặc biệt là những loại củ trồng trong đất, cây ngũ cốc và hoa quả,…Và con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để Cadmium đi vào cơ thể người chính là con đường ăn uống từ thực phẩm hằng ngày.

Những công việc, ngành nghề chính có nguy cơ nhiễm cadimi

  • Công nhân luyện kim loại đồng, chì, kẽm
  • Thợ đúc, mạ điện, sản xuất pin kiềm, thợ hàn tiếp xúc với oxyt cadimi
  • Người sản xuất và sử dụng chất mầu Cd, chất dẻo…

Các công nhân luyện kim có nguy cơ bị nhiễm độc cadimi rất cao

Dấu hiệu lâm sàng bị nhiễm độc Cadimi

Nhiễm độc cấp tính:

  • Khi hấp thu Cd qua đường tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Khi trực tiếp ngửi hơi ôxyt Cd: có biểu hiện các triệu chứng giống cúm, và có biểu hiện giống sốt hơi kim loại, và có thể xuất hiện cơn hen.

Một số triệu chứng nhiễm độc cấp tính cadimi là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Nhiễm độc mạn tính:

  • Tổn thương thận, gây protein niệu;
  • Gây mềm xương, loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy;
  • Giảm, mất khứu giác, loét niêm mạc mũi, cổ răng có màu vàng nhạt;
  • Rối loạn chức năng gan nhẹ.

Chẩn đoán

Yếu tố tiếp xúc:

Người được chẩn đoán là nhiễm độc cadimi nghề nghiệp phải là những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với Cd có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép: 0,01mg/m3 trung bình ca hoặc từng lần > 0,05mg/m3 không khí trong thời gian ³ 3 năm.

Lâm sàng:

  • Tổn thương thận: đau vùng thận, tiểu buốt, rắt, nước tiểu đục, có thể phù.
  • Tổn thương xương: đau xương, mềm xương, loãng xương
  • Tổn thương đường hô hấp: Viêm mũi, giảm, mất khứu giác, viêm phế quản, khí thũng.

Tiếp xúc nhiều với cadimi sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thận

Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm Cd niệu ³ 5mg/l
  • Hàm lượng Ca niệu ³ 400mg/l
  • Protein niệu ³ 80mg/l
  • Đo độ loãng xương: có biểu hiện loãng xương
  • Đo chức năng ho hấp: có biểu hiện rối loạn thông khí phổi.

Điều trị:

  • Nhiễm độc đường hô hấp: cho ngừng tiếp xúc, thở ô xy nếu cần;
  • Nhiễm độc đường tiêu hóa : gây nôn, rửa dạ dày;
  • Đối với nhiễm độc Cd mạn tính chưa có thuốc đặc hiệu.
  • Có thể dùng EDTA, dùng Ca và Vit D nếu có biểu hiện bệnh xương.
  • Chuyển nghề khi có biểu hiện khí thũng, tổn thương thận, xương.

Nếu có các triệu chứng xấu sau khi tiếp xúc với cadimi, hãy mau chóng tới gặp bác sĩ để chữa trị

Dự phòng:

  • Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hơi khi độc nơi sản xuất.
  • Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả PTBVCN, đeo mặt nạ khi cần;
  • Tắm rửa, thay quần áo sau ca làm việc;
  • Cấm ăn uống, hút thuốc trong khu vực lao động;
  • Khám tuyển: khám toàn diện, chú ý hệ hô hấp, tiết niệu, thử nước tiểu, đo chức năng hô hấp;
  • Khám sức khỏe định kỳ: thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm, chú ý khám toàn diện và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng như khám tuyển dụng;
  • Định kỳ đo nồng độ Cadimi và có các biện pháp an toàn vệ sinh phù hợp, hữu hiệu.

Tác hại Cadmium là gì?

Như đã nói Cadmium là một kim loại quý hiếm và thường ít trong tự nhiên. Tuy nhiên Cadmium lại cực kì độc hại cho cơ thể người dù là hấp thụ phải một lượng rất nhỏ cũng để lại nhiều biến chứng nguy hại. Cùng tìm hiểu xe tác hại của Cadmium là gì.

Cadmium gây nguy hại cho đường hô hấp

Cadmium được xếp vào hàng những kim loại cực độc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm có Cadmium đi qua đường hô hấp trong những giờ đầu sẽ khiến suy hô hấp. Bạn sẽ cảm thấy đau thắt cơ ngực, khó thở, những biểu hiện nặng hơn khi sốt cao liên tục nhiều giờ không hạ, nhịp tim chậm lại. 

Cadmium gây ra nhiều ảnh hưởng tới đường hô hấp nếu như chúng ta tiếp xúc lâu ngày

Lúc này bạn cần đến ngay cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Ngoài ra sống trong những môi trường bị ô nhiễm không khí cũng có rất nhiều Cadmium, lâu dài sẽ dẫn viêm đường ho hấp và thậm chí là tử vong. Bởi vì các Cadmium chèn vào mạch hô hấp khiến bạn không thể thở được.

Cadmium gây nguy hại cho hệ tiêu hóa

Như đã nói Cadmium đi vào cơ thể người chủ yếu từ những thực phẩm bạn ăn uống hằng ngày có Cadmium. Nhiễm Cadmium khiến bạn buồn nôn, khó tiêu, đi ngoài liên tục, nhiều giờ dẫn đến mất nước.

Hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cơ thể nạp nhiều cadimi

Ngoài ra, Cadmium sẽ nhanh chóng đi qua các bộ phận khác quan trọng trong cơ thể như gan, thận. Chúng phá hủy sức đề kháng của con người, tăng men gan, thiếu máu, tăng cáo huyết áp và đột quỵ với người cao tuổi.

Cadmium gây nên các các căn bệnh nguy hiểm

Cadmium chính là nguồn gốc của một số căn bệnh ung thư và không có thuốc điều trị như hiện nay. Người nhiễm Cadmium bị ung thư nhanh chóng di căn và phá hủy các bộ phận khác.

Cadmium là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ung thư nguy hiểm

Một số liệu thực tế tại Nhật Bản từ năm 1946 khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản. Ngay sau đó rất nhiều người dân tại hai thành phố bị nhiễm phóng xạ, một số người bị ung thư do nhiễm trực tiếp với Cadmium với số lượng lớn.

Cadmium gây loãng xương

Cadmium trong cơ thể người tiêu diệt các Canxi cần thiết cho xương của người. Thiếu canxi gây nên các bệnh về loãng xương, gây đau đơn cho người bệnh ở hai chân và vùng xương chậu. Ngoài ra Cadmium sẽ gây ức chế một số chất và vi khoáng cần thiết cho co wthere người như Zn, Sn, Fe,…

Đây đều là những chất rất cần cho cơ thể người để cấu tạo nên các loại men sinh hóa phục vụ cho hoạt động sống của con người. Cadmium sẽ đảo lộn mọi chức năng và quá trình sống của cơ thể người gây nên nhiều căn bệnh khác nhau và nặng hơn là tử vong.

Hiện nay chưa có biện pháp giải độc Cadmium tối ưu. Vì vậy chúng ta nên chủ động phòng tránh Cadmium trước khi nó xâm chiếm vào cơ thể.

Vì Cadmium có thể nhiễm vào các loại cây trồng nên chúng ta nên chú ý không ăn những loại rau, củ, quả, hạt không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nghi ngờ có chứa Cadmium.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, mang khẩu trang phòng hộ khi đi đến các khu công nghiệp sản xuất đồng, chì, kẽm...
Cadmium đôi khi lẫn trong nước. Vì vậy ngoài chú ý việc ăn ra, cũng nên lưu tâm đến việc uống để phòng tránh nhiễm Cadmium. Chúng ta nên sử dụng những thiết bị lọc nước có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong đó có Cadmium. 

Trên đây là một số thông tin về Cadmium là gì và những ảnh hưởng của cadimi tới sức khỏe con người. Hy vọng qua đây botchumngay.vn có thể giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này và có cách thức phòng chống bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt. Chúc các bạn khỏe mạnh!

Xem thêm các bài viết sau: