Vitamin C: Công dụng, cách dùng an toàn, hiệu quả

Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu mà cơ thể cần hấp thu mỗi ngày. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa biết về loại vitamin cực kì thông dụng trong cuộc sống. Sau đây, hãy cùng botchumngay.vn tìm hiểu công dụng và cách dùng an toàn của vitamin C trong bài viết dưới đây nhé!

Vitamin C là gì?

Vitamin C hay còn gọi là sinh tố C (acid ascorbic) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe của các mô liên kết trong cơ thể và hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Vitamin C là loại tan trong nước, không như một số loại vitamin khác tan trong chất béo, nó không cho phép cơ thể sinh vật tích trữ nó. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vitamin C cần thiết, con người cần ăn/uống những thực phẩm có chứa loại vitamin này mỗi ngày.

Cần phải bổ sung vitamin C từ những thực phẩm trong thực đơn hằng ngày

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể bao gồm sản xuất collagen, L-Carnitine và một số chất dẫn truyền thần kinh.

Nó giúp chuyển hóa protein và có tác dụng kháng oxy hóa mạnh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Vitamin C có ở những dạng:

  • Thực phẩm
  • Viên nang uống
  • Dạng lỏng
  • Dạng tiêm
  • Viên nén uống
  • Viên nén nhai.

Vitamin C có tác dụng gì?

Vitamin C (axit ascorbic) là một vitamin tan trong nước có vai trò quan trọng đối với xương và mô liên kết, cơ bắp và các mạch máu. Tác dụng của vitamin này còn giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, góp phần vào quá trình sản xuất hồng cầu được diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để điều trị và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin C.

Vitamin này được sản xuất dưới nhiều dạng với hàm lượng, thường thấy là vitamin C 500mg, có khi là 1000mg. Tác dụng của vitamin C chủ yếu dùng để:

  • Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin này (bệnh scorbut).
  • Tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, mau lành vết thương.
  • Điều trị mệt mỏi do cảm cúm hoặc sau khi ốm.
  • Axit hóa nước tiểu để giải độc trong một số trường hợp.

Vitamin này cũng có ở dạng thuốc tiêm dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đường tiêm có thể là qua tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Đa số trường hợp tiêm thuốc vitamin C để điều trị bệnh scorbut do thiếu vitamin này gây ra.

Lợi ích tuyệt vời của vitamin C

Vì thuộc loại vitamin thiết yếu mà cơ thể lại không thể tự sản sinh ra được, nên bạn cần phải biết rõ về một số lợi ích tuyệt vời của vitamin này để có chế độ ăn uống phù hợp, phòng tránh bệnh do thiếu hoặc dư vitamin C trong cơ thể:

Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khi có khả năng chống lại sự hoạt động của các gốc tự do.

Các bệnh mãn tính sẽ được đẩy lùi khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin C

Các gốc tự do tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dẫn đến stress oxy hóa – liên quan đến nhiều bệnh mãn tính.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy: việc tiêu thụ nhiều vitamin C có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong máu lên đến 30%. Đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ có khả năng phòng chống lại các bệnh viêm nhiễm.

Kiểm soát huyết áp cao

Khi bị huyết áp cao, cơ thể dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch.

Theo kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: việc bổ sung vitamin C cho cơ thể sẽ làm giảm huyết áp ở cả người lớn khỏe mạnh và những người đang bị huyết áp cao:

Trong một cuộc nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy: vitamin C giúp các mạch máu hoạt động trơn tru, bền bỉ khi lưu thông máu từ tim đến các bộ phận khác nên có khả năng làm giảm huyết áp.

Vitamin C đảm bảo cho cơ thể có được chỉ số huyết áp ổn định

Với một cuộc nghiên cứu khác khi phân tích trên cơ thể người về vitamin C cho thấy: việc bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp tâm thu xuống 3,8 mmHg và huyết áp tâm trương đạt trung bình 1,5 mmHg ở người lớn khỏe mạnh. Còn ở người lớn bị huyết áp cao thì vitamin C giúp làm giảm huyết áp tâm thu đạt trung bình 4,9 mmHg huyết áp tâm trương khoảng 1,7 mmHg.

Tuy nhiên, dù kết quả nghiên cứu có ra sao đi nữa thì đến nay vẫn chưa có một số liệu rõ ràng về tác động của vitamin C ảnh hưởng lâu dài đối với tình trạng huyết áp. Vì thế, những người bị huyết áp cao không nên phụ thuộc vào việc bổ sung vitamin C để điều trị bệnh.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Vitamin C có thể làm giảm các yếu tố gây ra bệnh tim mạch, kể cả việc kiểm soát hàm lượng cholesterol LDL (xấu) và cholesterol HDL (tốt) trong máu.

Chẳng hạn, kết quả phân tích của 9 cuộc nghiên cứu với sự tham gia khoảng 293.172 người trong vòng 10 năm cho thấy rằng: những người bổ sung ít nhất 700mg vitamin C mỗi ngày đều giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 25% so với những người không bổ sung vitamin C hằng ngày. Ngoài ra, còn có cuộc phân tích khác từ 15 cuộc nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin C từ thực phẩm có tác dụng tích cực đến việc phòng chống tim mạch.

Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch sẽ được giảm nếu như bổ sung vitamin C đầy đủ.

Tuy nhiên, các số liệu này vẫn chưa khẳng định được điều gì. Bởi vì chế độ ăn uống của những người tham gia vẫn chưa thể kiểm soát được rằng: họ có đang ăn uống theo chế độ lành mạnh thường xuyên hay chỉ đơn giản là dùng thực phẩm chứa vitamin C để bổ sung mà thôi.

Thêm kết quả phân tích dựa trên 13 cuộc nghiên cứu khác về việc theo dõi sự tác động của việc uống ít nhất 500mg vitamin C mỗi ngày đối với các yếu tố gây ra bệnh tim mạch. Số liệu cho thấy rằng: việc bổ sung vitamin C sẽ làm giảm đáng kể cholesterol LDL (xấu) khoảng 7,9 mg/dL và cholesterol HDL trong máu khoảng 20,1 mg/dL.

Tóm lại, cơ thể tiêu thụ ít nhất 500mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngăn ngừa các cơn đau do bệnh gout

Gout là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, nó gây sưng, đau và thường liên quan đến tình trạng viêm của các khớp, nhất là ngón chân cái.

Các triệu chứng của bệnh gout là do xuất hiện nhiều axit uric trong máu. Axit uric là một chất thải được sản xuất trong cơ thể, khi nó được sản xuất ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng kết tinh và lắng đọng trong khớp.

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm axit uric trong máu cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout.

Cơn đau của bệnh gout sẽ được thuyên giảm nếu như bạn cung cấp đủ lượng vitamin C 

Một nghiên cứu có 1.387 nam giới tham gia cho thấy: những người tiêu thụ nhiều vitamin C có nồng độ axit uric trong máu thấp hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít.

Với cuộc nghiên cứu khác theo dõi trên 46.994 người đàn ông khỏe mạnh trong thời gian hơn 20 năm để xác định xem vitamin C có liên quan đến việc phát triển bệnh gout hay không. Kết quả cho thấy rằng những người bổ sung vitamin C có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 44%.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác để cho thấy mối liên hệ và sự tác động của vitamin C đối với bệnh gout.

Ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt

Vitamin C có thể cải thiện sự hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Sắt là chất dinh dưỡng quan trọng và đảm nhận nhiều chức năng, nó cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Sắt là nguyên tố cần thiết và quan trọng cấu tạo của hồng cầu

Vì thế, việc bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm tốt hơn. Điều này rất hữu ích cho những người ăn kiêng (thường không hoặc ăn ít thịt) trong khi thịt được xem là là nguồn cung cấp chất sắt nhiều nhất.

Vì thế, cơ thể cần tiêu thụ 100mg vitamin C mỗi ngày để cải thiện tình trạng hấp thụ sắt lên 67%.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích sự hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp duy trì cấu trúc da cũng như cải thiện vết thương nhanh chóng hơn.

Vitamin C rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể con người

Dường như vitamin C tham gia khá nhiều vào chức năng của hệ thống miễn dịch như:

  • Khuyến khích sản xuất các tế bào bạch cầu (gọi là tế bào lympho và tế bào thực bào), giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ chúng khỏi sự tác động của các phân tử gây hại như các gốc tự do.
  • Duy trì cấu trúc da vì vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, vitamin C còn giúp cải thiện tình trạng bệnh của những người bị viêm phổi.

Giảm tình trạng suy giảm trí nhớ khi về già

Nếu cơ thể có hàm lượng vitamin C thấp thì có nguy cơ bị rối loạn trí nhớ, suy giảm trí nhớ.

Vì theo kết quả nghiên cứu cho thấy vitamin C ảnh hưởng đến nguy cơ rối loạn trí nhớ của hơn 35 triệu người trên toàn thế giới và thường xảy ra ở những người lớn tuổi.

Các căn bệnh liên quan đến giảm trí nhớ sẽ bị đẩy lùi nếu bổ sung đủ vitamin C

Ngoài ra, theo cuộc nghiên cứu khác chứng minh rằng: vì vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh nên cơ thể có hàm lượng vitamin C thấp, dẫn đến việc suy giảm trí nhớ cũng như tác động đến stress oxy hóa và hệ thần kinh trung ương, liên quan nhiều đến bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.

Giúp đẹp da

Các vitamin C có tác dụng gì còn được khẳng định bởi việc mang đến tác động tích cực cho làn da như: ngăn ngừa nếp nhăn, tẩy tế bào chết, trị thâm nám, làm trắng da,…

Vitamin C từ lâu được coi như một phương thức làm đẹp của chị em phụ nữ

Liều lượng Vitamin C bao nhiêu là đủ?

Theo các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe liều lượng Vitamin C cần thiết được xác định như sau:

Tính theo độ tuổi:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 25 mg/ngày.
  • 6 tháng đến 6 tuổi: 30 mg/ngày.
  • 7-9 tuổi: 35 mg/ngày.
  • 10-18 tuổi: 65 mg/ngày.
  • 19 tuổi trở lên: 70 mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 80 mg/ngày.
  • Bà mẹ cho con bú: 95 mg/ngày.

Liều lượng vitamin C tối đa tính theo mg/ngày:

  • 1-3 tuổi: 400 mg/ngày.
  • 4-8 tuổi: 650 mg/ngày.
  • 9-13 tuổi: 1.200 mg/ngày.
  • 14-18 tuổi: 1.800 mg/ngày.
  • từ 19 tuổi trở lên: Không quá 2.000 mg/ngày.

Những người có nguy cơ thiếu vitamin C

Người hút thuốc và người hút thuốc thụ động

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người hút thuốc có nồng độ vitamin C trong huyết tương và bạch cầu thấp hơn so với người không hút thuốc, một phần do tăng stress oxy hóa . Vì lý do này, IOM kết luận rằng người hút thuốc cần thêm 35 mg mỗi ngày so với người không hút thuốc.

Những người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ cao thiếu vitamin C

Tiếp xúc với khói thuốc phụ cũng làm giảm nồng độ vitamin C. Mặc dù IOM không thể thiết lập một yêu cầu vitamin C cụ thể cho những người không hút thuốc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, những cá nhân này phải đảm bảo rằng họ cung cấp đầy đủ hàm lượng cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh bú sữa bình hoặc sữa đóng hộp.

Hầu hết trẻ sơ sinh ở các nước phát triển được cho bú sữa mẹ và / hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh, cả hai đều cung cấp đủ lượng vitamin C. Vì nhiều lý do, không nên cho trẻ bú sữa bò hoặc sữa bò luộc. Việc này có thể gây thiếu hụt vì sữa bò tự nhiên có rất ít và nhiệt độ có thể phá hủy vitamin C.

Nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ để đảm bảo bé có đủ vitamin C cho cơ thể

Cá nhân bị hạn chế nhiều loại thực phẩm 

Mặc dù trái cây và rau quả là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất, nhưng nhiều thực phẩm khác lại có một lượng nhỏ chất dinh dưỡng này. Vì vậy, thông qua một chế độ ăn uống đa dạng, hầu hết mọi người sẽ có thể cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể hoặc ít nhất là có đủ để ngăn ngừa bệnh còi.

Những người kén ăn có thể thiếu vitamin C do khong bổ sung những loại thực phẩm chứa vitamin C

Những người có nhiều loại thực phẩm hạn chế - bao gồm một số cá nhân già, khó tính tự chuẩn bị thức ăn của mình; những người lạm dụng rượu hoặc ma túy; thực phẩm faddists; người bị bệnh tâm thần; và, đôi khi, trẻ em kén ăn - có thể không có đủ vitamin C.

Những người bị kém hấp thu hoặc mắc một số bệnh mãn tính

Một số điều kiện y tế có thể làm giảm sự hấp thu vitamin C và / hoặc tăng lượng cần thiết cho cơ thể. Những người bị kém hấp thu đường ruột nặng hoặc suy mòn và một số bệnh nhân ung thư có thể có nguy cơ cao bị thiếu hụt. Nồng độ thấp cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối trên chạy thận nhân tạo.

Trẻ hấp thụ kém cần phải được chú ý tới việc bổ sung thêm vitamin C

Các thực phẩm giàu vitamin C

Mận Kakadu

Chúng có tên gọi là Terminalia ferdinandiana, một loại siêu thực phẩm bản địa có nguồn gốc từ Úc chứa hàm lượng vitamin C gấp 100 lần so với cam, chứa tới 5.300 mg vitamin C trên 100 gram. Trung bình mỗi quả mận Kakadu cung cấp khoảng 530% DV được khuyến nghị mỗi ngày.

Đây là một loại quả có hàm lượng vitamin C rất cao, có thể dùng để bổ sung vitamin C cho cơ thể

Anh đào Acerola (sơ ri đỏ)

Có tên gọi là Malpighia emarginata, các chiết suất của loại quả này có đặc tính chống ung thư, ngăn ngừa tổn thương da (dù vẫn cần nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh hơn nữa). Trung bình cứ nửa cốc (49gr) anh đào Acerola cung cấp 822 mg vitamin C, hoặc 913% DV.

Sơ ri đỏ chứa rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể

Quả tầm xuân

Còn gọi là hoa hồng gan, là một loại quả có kích thước nhỏ, ngọt từ cây hoa hồng. Trung bình 100gr quả tâm xuân cung cấp cung cấp 426 mg vitamin C, hoặc 132% DV giúp làn da trông khỏe mạnh hơn.

Quả tầm xuân rất đươc ưa chuộng trong giới làm đẹp bởi hàm lượng vitamin C rất phù hợp cho làn da

Ổi

Loại trái nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico và Nam Mỹ, trung bình 100gr ổi chứa 228mg vitamin C và cung cấp 140% DV.

Một loại quả chứa vitamin C cao rất quen thuộc với chúng ta

Ớt vàng ngọt / Ớt chuông nhiều màu

Ớt vàng chứa hàm lượng vitamin C cao nhất trong tất cả các loại ớt ngọt với 183 mg / 100 gram. Chỉ cần một nửa cốc (75 gram) ớt vàng cung cấp 137 mg. Tiêu thụ đủ chất rất quan trọng cho sức khỏe của mắt và có thể giúp bảo vệ chống lại sự tiến triển đục thủy tinh thể. Một nghiên cứu ở hơn 300 phụ nữ nhận thấy rằng những người có lượng vitamin C cao hơn có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể thấp hơn 33% so với những người có lượng hấp thu thấp nhất.

Loại quả này không những ngon mà còn bổ sung thêm vitamin C cho bữa ăn của bạn 

Nho đen

Chứa 181mg vitamin C trên 100gr, cung cấp 112% DV được khuyến nghị mỗi ngày, làm giảm viêm mãn tính.

Cỏ xạ hương

Chứa nhiều vitamin C hơn so với các loại thảo mộc khác. Cứ 100gr chứa 160 mg vitamin C, cung cấp 50% DV cho vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Một loại gia vị chứa vitamin C mà bạn có thể cân nhắc sử dụng

Ngò tây

Chứa 133mg vitamin C trên 100 gram. Nếu bạn rắc 2 muỗng canh mùi tây tươi vào bữa ăn thì sẽ được bổ sung 11% DV vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày, góp phần tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

Ngò tây chứa vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả

Cải bó xôi Nhật Bản

Chứa 130mg vitamin C trên 100gr. Trung bình 1 chén cải bó xôi (còn sống) cung cấp 217% DV vitamin C, (khi nấu chín) thì cung cấp 130% DV.

Cải xoăn

Chứa 120mg vitamin C trên 100gr. Trung bình 1 chén cải xoăn (còn sống) cung cấp 89% DV cho vitamin C, trong khi một chén cải xoăn (nấu chín) cung cấp 59% DV.

Cải xoăn có lượng vitamin C dồi dào tốt cho cơ thể chúng ta

Kiwi

Chứa 93mg vitamin C trên 100gr. Trung bình 1 quả kiwi cỡ vừa cung cấp 79% DV lượng vitamin C, có lợi cho lưu thông máu và hệ miễn dịch.

Bông cải xanh

Chứa 89mg vitamin C trên 100gr. Cứ 0.5 chén bông cải xanh (hấp chín) cung cấp 57% DV vitamin C và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

Bắp cải Brussel

Chứa 85mg vitamin C trên 100gr. Cứ 0.5 chén bắp cải Brussels (hấp chín) cung cấp 54% DV vitamin C, có thể cải thiện sức mạnh và chức năng xương.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng cải Brussel trong thực đơn của mình để bổ sung thêm vitamin C

Đu đủ

Chứa 62mg vitamin C trên 100gr. Trung bình 1 cốc đu đủ cung cấp 87mg vitamin C, giúp cải thiện trí nhớ.

Dâu tây

Chứa 59mg vitamin C trên 100gr. Cứ 0.5 cốc quả dâu tây cung cấp 89mg vitamin C, có lợi cho sự hoạt động của tim và não.

Cam, chanh (các loại trái cây cùng họ cam quýt)

Chứa 53mg vitamin C trên 100gr. Cứ 1 quả cam trung bình cung cấp 70mg vitamin C.

Đây là loại quả được nhiều người ưa thích dùng để bổ sung vitamin C

 

Lưu ý trước khi dùng vitamin C

Một số đối tượng nên chú ý

Bạn không được sử dụng vitamin C nếu có phản ứng dị ứng với các thực phẩm chức năng có vitamin C. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống vitamin C nếu bạn có:

  • Bệnh thận hoặc từng bị sỏi thận
  • Rối loạn chuyển hóa di truyền
  • Hút thuốc (hút thuốc có làm hiệu quả của vitamin C giảm xuống).

Liều dùng vitamin C có thể sẽ khác trong thời gian bạn mang thai và cho con bú. Bạn không được dùng vitamin C mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Lưu ý về liều lượng sử dụng

Lợi ích mà Vitamin C mang lại cho cơ thể chúng ta quả thật rất nhiều. Nhưng bạn cũng không nên quá “tham” mà dùng Vitamin C với liều lượng cao nhé.

Hãy chú ý đến liều dùng khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C

Theo như lời khuyên của các bác sĩ, chỉ nên bổ sung tối đa 60mg lượng Vitamin C mỗi ngày cho cơ thể. Nếu bạn đã và đang sử dụng quá 1g Vitamin C cho cơ thể thì cần chú ý hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu có dự định sử dụng lâu dài. 

Nên uống Vitamin C sau bữa ăn

Sử dụng nhiều Vitamin C có thể gây nên chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bệnh thận. Đặc biệt nếu uống vào lúc bụng đói sẽ gây ra bệnh đau loét dạ dày. Chính vì vậy với những ai bị đau dạ dày nên uống vitamin sau mỗi bữa ăn để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Tránh uống Vitamin C vào buổi tối

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống Vitamin C vào buổi tối, với tính kích ứng cao của Vitamin C sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên kết hợp uống Vitamin C vào buổi sáng để hấp thụ tốt tối đa các dưỡng chất. 

Tác dụng phụ của Vitamin C

Các sản phẩm chứa Vitamin C luôn được đánh cao về tính an toàn đối với cơ thể chúng ta, tuy nhiên đôi lúc không thể tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Nguyên nhân chính của những trường hợp này đa số đến từ việc bổ sung Vitamin C quá liều.

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là những biểu hiện nếu như bạn dùng vitamin C quá liều

Một số tác dụng phụ của Vitamin C mà bạn có thể gặp phải là buồn nôn, nôn, ợ nóng, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi,...nặng hơn bạn có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, phát ban, co thắt dạ dày. Trong những trường hợp này bạn nên ngưng sử dụng Vitamin C ngay lập tức. 

Một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể gặp phải tình trạng nổi mề đay, khó thở, nước tiểu có máu,...trong các trường hợp này bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác.

Vitamin C nên uống khi nào? 

Thời gian tốt nhất để uống vitamin C là khi đói bụng. Điều đó, có nghĩa là nên uống vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Vitamin C là vitamin hòa tan trong nước giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Cơ thể chỉ lấy lượng vitamin cần thiết và phần dư được loại ra ngoài qua nước tiểu. Vì thế, vitamin này không lưu trữ trong cơ thể.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về công dụng và cách sử dụng an toàn và hiệu quả vitamin C. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn trong việc nâng cao ý thức cung cấp vitamin C cho cơ thể bạn nhé. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan: