Chế độ ăn uống khi đau ruột thừa - Dinh dưỡng khi mổ ruột thừa

Mặc dù chế độ ăn uống không thể điều trị viêm, đau ruột thừa, nhưng ăn uống khoa học, lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề viêm, đau ở ruột thừa. Vậy viêm ruột thừa là gì? Chế độ ăn cho người viêm ruột thừa như thế nào? Sau đây, hãy cùng botchumngay.vn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một túi nhỏ, có hình dạng như ngón tay, nằm bên phải của bụng và bắt đầu từ đại tràng. Hiện tại, chức năng của ruột thừa vẫn chưa được xác nhận nhưng bệnh lý ở ruột thừa có thể dẫn đến một số triệu chứng.

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn. Các cơn đau ruột thừa thường bắt đầu quanh rốn, sau đó di chuyển đến bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa có thể đau dữ dội và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn trong khoảng 12 đến 18 giờ. Viêm, đau ruột thừa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30.

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn

Viêm, đau ruột thừa có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Một số người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội ở bụng. Cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức người bệnh bị mất ý thức hoặc ngất xỉu. Tinh trạng này cần được điều trị ngay lập tức để tránh vỡ ruột thừa, ảnh hưởng đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa bên nào?

Đau ruột thừa là hiện tượng bệnh nhân đau bụng dưới phía bên phải do ruột thừa là một bộ phận nằm trong ổ bụng phía bên tay phải. Ngoài ra để nhận biết bệnh nhân đau bụng phía dưới vùng bên phải bụng có phải chắc chắn là do đau ruột thừa hay không thì cần phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Đau bụng liên tục trong nhiều giờ liền và không có dấu hiệu giảm đau.
  • Khi hoạt động hàng ngày như đi bộ, bê đồ đạc….thường xuyên bị đau nhói bụng.
  • Thường xuyên đi tiểu có dấu hiệu đau buốt bàng quang
  • Có một số biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn liên tục và kèm theo đau bụng dưới bên phải
  • Vị trí vùng quanh bụng co cứng bên cạnh những cơn đau bên phải bụng

Nếu bạn bị đau phía bên phải bụng liên tục và cảm thấy nôn trớ thì có thể bạn đã bị viêm ruột thừa

Nếu bạn đang gặp một trong những yếu tố trên với việc đau phía dưới bên phải bụng thì lúc đó chắc chắn bạn đang bị đau ruột thừa. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để nội soi ruột thừa chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh đau ruột thừa như thế nào?

Hiện nay để điều trị bệnh đau ruột thừa thì hầu hết là sử dụng thuốc kháng sinh kèm theo chế độ ăn uống hợp lý. Còn đối với các trường hợp bệnh lý có diễn tiến phức tạp hơn không thể điều trị bằng thuốc thì lúc đó sẽ tiến hành phẫu thuật cắt ruột thừa. Khi cắt ruột thừa thì bệnh nhân sẽ chấm dứt được tình trạng đau ruột thừa và không có tác dụng phụ như sử dụng thuốc bình thường. Hiện nay có 2 cách phẫu thuật loại bỏ ruột thừa chính đó là mổ nội soi và mổ hở. Điều này tùy thuộc vào chỉ định của bác sỹ chuyên môn cũng như lựa chọn của bệnh nhân.

Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm ruột thừa

Khác với người khỏe mạnh, bệnh nhân viêm ruột thừa cần tuân thủ một số nguyên tắc khi thiết lập chế độ ăn uống. Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm ruột thừa, gồm có:

Chia nhỏ bữa ăn

Việc chia nhỏ bữa ăn không chỉ là điều cần thiết với người bị viêm ruột thừa mà còn cần thiết với những người mắc các vấn đề về tiêu hóa. Thói quen này giúp làm giảm áp lực từ thức ăn lên thành dạ dày và đường ruột.

Ăn những món ăn dễ tiêu hóa

Khi ruột thừa gặp vấn đề, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, bạn nên sử dụng những món ăn dễ tiêu hóa trong thời gian điều trị để tránh gây tổn thương lên cơ quan này.

Nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa của bạn

Cân bằng giá trị dinh dưỡng

Cần cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Việc ăn uống thiếu chất khiến sức khỏe suy giảm, hệ tiêu hóa trì trệ và chậm chạp trong việc chuyển hóa thức ăn.

Không hoạt động sau khi ăn

Thói quen vận động sau khi ăn có thể đè nén và chèn ép lên đường ruột, nhất là ruột thừa. Vì vậy bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau khi ăn.

Tránh những thực phẩm dị ứng cao

Những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao khiến tình trạng viêm ruột thừa trở nên nghiêm trọng và  khó kiểm soát hơn. Do đó bạn cần tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, như hải sản, các loại hạt,…

Tránh các thực phẩm gây dị ứng cao như các loại hạt để cơ thể được khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân viêm ruột thừa. Do đó bạn cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn cụ thể.

Đau ruột thừa nên ăn uống gì?

Đa dạng các loại thực phẩm khác nhau

Sau giai đoạn đầu ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như đã nói ở trên thì bạn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nếu cơ thể có dấu hiệu tốt hơn, không đau, tiêu chảy hay nôn ói. Bởi nếu chỉ ăn thức ăn lỏng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, thời gian lành bệnh sẽ lâu hơn, chưa kể người bệnh sẽ cảm thấy nhàm chán. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, đạm và chất xơ là hết sức cần thiết.

Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn

Một trong các loại thực phẩm giàu đạm và kẽm nhất hiện nay có thể nói đến đó là trứng. Các loại trứng gia cầm có tính mềm dễ ăn và có thể chế biến được nhiều món khác nhau nên rất thích hợp cho người mới mổ ruột thừa. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc, đậu, rau củ và các loại trái cây tươi ngon thêm nhiều chất xơ, vitamin, cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Thực phẩm giúp mau lành vết thương

Một trong những vấn đề bạn cần quan tâm khi tìm hiểu nên ăn gì sau mổ ruột thừa là việc đảm bảo đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường và vitamin khoáng chất. Bởi khi cơ thể được cung cấp đầy đủ hệ dưỡng chất này sẽ mau lành vết thương, hồi phục nhanh chóng.

Nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ làm lành vết thương nhanh

Mỗi nhóm chất sẽ đóng vai trò khác nhau trong quá trình hồi phục của người bệnh. Ví dụ thực phẩm giàu chất đạm giúp cơ thể tổng hợp collagen, liên kết các mô và làm lành các tổn thương. Chất bột đường sẽ cung cấp năng lượng để tái tạo mạch máu và các mô mới (thực phẩm cung cấp đường có lợi cho sức khỏe gồm đậu lành, bánh mỳ ngũ cốc, gạo lứt và rau củ quả.). Chất béo giúp giảm viêm; hình thành màng tế bào; bạn nên lựa chọn nguồn chất béo có lợi như dầu oliu, hạt và trái bơ. Vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bổ sung chất xơ và nước

Với những người phải mổ ruột thừa thì rất hạn chế việc tác động lên vùng bụng. Điều này có thể khiến vết thương bị đau, lâu lành cũng như ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Lúc này, bạn hãy bổ sung nước và chất xơ để kích thích nhu động ruột. Theo đó, nên uống từ 10 đến 12 cốc nước tinh khiết tự nhiên để hỗ trợ làm mềm thức ăn và phân để ruột hoạt động dễ dàng hơn.

Hãy chú ý sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung nước và chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng

Thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)

Protein là thành phần không thể nào thiếu trong cơ thể, nó là thành phần chính giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo tế bào mới, giúp quá trình làm lành vết mổ và hồi phục sức khỏe diễn ra nhanh hơn. Các thực phẩm chứa nhiều protein người mới phẫu thuật ruột thừa nên ăn như: Tôm (bỏ vỏ), cua, cá(cá thu, cá mòi, các hồi,…), thịt bò, thịt gà, đậu phụ

Thực phẩm chứa nhiều protein rất tốt cho những người bị viêm ruột thừa

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Để quá trình hồi phục sau mổ ruột thừa nhanh hơn bạn cũng cần chú ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch bởi cơ thể đang trong thời kỳ yếu ớt và tổn thương. Trong đó, bạn đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung kẽm cho cơ thể. Kẽm cần thiết cho sự hình thành của bạch cầu, kháng thể và góp mặt vào nhiều chức năng miễn dịch. Do đó, bạn nên bổ sung kẽm cho cơ thể qua các thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu, hải sản, sữa bột, sữa tươi thơm ngon tốt cho sức khỏe.

Hoa quả giàu vitamin C

Hầu hết các loại hoa quả tươi như: cam, quýt, đu dủ, dưa hấu, cà chua, bưởi….có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là một trong những chất có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị sức khỏe của người bệnh ruột thừa sau khi phẫu thuật. Vitamin C góp phần nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm khuẩn giúp vết mổ của người bệnh mau lành hơn. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày của người sau khi mổ ruột thừa nên bổ sung các loại hoa quả này.

Các loại hoa quả giàu vitamin C rất có lợi cho người bị viêm ruột thừa

Chanh

Nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề trong đường tiêu hóa và dẫn đến viêm ruột thừa. Chanh có đặc tính kháng virus, chống viêm và kháng khuẩn. Axit được tìm thấy trong chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh và cải thiện hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Chanh có chứa nhiều axit hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn cấu gây bệnh và cải thiện hệ miễn dịch

Người bệnh có thể uống nước chanh ấm pha với đường hoặc mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Trên thực tế, uống nước chanh một cách thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tổng thể  vì chanh có thể giúp cơ thể oại bỏ các độc tố.

Rau quả, trái cây có chứa Beta-Caroten

Đây là các chất có nhiều trong các loại rau quả trái cây như: Khoai, bí đỏ, đào, cà rốt, dưa vàng, rau cải xanh….Beta-Caroten có màu càm là một dưỡng chất khi hấp thụ vào sẽ biến thành Vitamin A. Beta Caroten có tác dụng tái tạo hình thành mô sẹo, hỗ trợ làm liền vết thương sau khi mổ ruột thừa nhanh hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc là thực phẩm thân thiện với hệ thống tiêu hoá và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường ruột. Bên cạnh đó, sử dụng ngũ cốc có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì các hoạt động hàng ngày.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng được khuyến khích cho người bị viêm ruột thừa sử dụng

Hầu như tất cả các loại ngũ cốc đều chứa một lượng chất xơ, vitamin, hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Đây là những hoạt chất có thể thúc đẩy hệ thống tiêu hóa, dạ dày, ruột và hỗ trợ bảo vệ ruột thừa.

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là axit béo không bão hòa cần thiết cho xương khớp, hoạt động của não bộ và sức khỏe tổng thể của con người. Omega 3 có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột và hỗ trợ chống nhiễm trùng.

Thực phẩm giàu omega - 3 giúp hỗ trợ cân bằng hệ thống vi sinh vật trong hệ tiêu hóa

Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 gồm có:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Hàu
  • Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia
  • Óc chó
  • Đậu nành

Mật ong

Mật ong có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Những đặc tính này có thể hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu cũng như các triệu chứng khác có liên quan đến viêm, đau ruột thừa.

Người bệnh có thể ăn một thìa mật ong hai lần mỗi ngày. Hoặc có thể pha một ít mật ong vào trà đen để cải thiện các dấu hiệu viêm ruột thừa. Ngoài ra, mật ong có thể giúp kiểm soát sự hình thành axit dư thừa trong thành dạ dày. Điều này có thể giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ chữa lành một dạ dày bị tổn thương, viêm loét dạ dày.

Người bệnh có thể sử dụng mật ong thay đường trong các món tráng miệng

Người bệnh cũng có thể sử dụng mật ong thay đường trong các công thức bánh, món tráng miệng, đồ uống và các món ăn khác. Điều này có thể điều trị viêm ruột thừa, làm dịu cổ họng và chống lại các triệu chứng dị ứng.

Sữa chua

Sữa chua có đặc tính kháng khuẩn, do đó ăn sữa chua là một cách tốt để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Sữa chua chứa men vi sinh (vi khuẩn tốt trong đường ruột) có thể giúp chống lại vi khuẩn xấu gây khó chịu, viêm ở dạ dày, ruột, ruột thừa.

Sữa chua giúp bổ sung thêm nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa

Sử dụng sữa chua thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Sữa chua sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất dinh dưỡng và men vi sinh cần thiết giúp cân bằng và giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Nên ăn chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bị bệnh ruột thừa

Chuối chính là một loại quả chứa rất nhiều sắt và kali. Hai chất này có rất nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa của con người cũng như lợi ích trong quá trình tuần hoàn máu.

Sau khi mổ ruột thừa thì người bệnh sẽ thiếu rất nhiều máu vì vậy khi ăn chuối chín sẽ tăng lượng sắt tái tạo hồng cầu bù với lượng máu đã bị mất.

Chuối giúp tăng lượng sắt tái tạo lại hồng cầu trong máu giúp bổ máu, bù lại máu đã mất

Ngoài ra sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa thì người bệnh thường sẽ bị rối loạn tiêu hóa vì vậy khi ăn chuối chín sẽ có tác dụng ngăn chặn tình trạng táo bón của bệnh nhân

Thịt gà

Sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa người bệnh thường có dấu hiệu đau, mệt mỏi. Vì vậy cần phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin, protein tăng cường sức đề kháng….Vì vậy việc có được ăn thịt gà không sau khi mổ ruột thừa là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. 

Như mọi người thường mách bảo nhau rằng không nên ăn thịt gà sau khi mổ ruột thừa vì khi đó vết mổ sẽ để lại sẹo và lâu liền vết thương hơn. Nhưng hiện nay theo nghiên cứu của các nhà y học thì điều này là chưa đúng vì thịt gà có chứa nhiều protein rất tốt cho các bệnh nhân sau khi mổ. Người nhà chỉ cần lưu ý chế biến cho người bệnh sau khi mổ ruột thừa ăn các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu và thường xuyên thay đổi thực đơn để giúp bệnh nhân nhanh phục hồi hơn.

Các món ăn từ gà rất bổ dưỡng và ngon miệng giúp cho người bệnh mau lại sức

Các món ăn chế biến từ thịt gà sẽ tốt cho bệnh nhân: gà hầm sâm, cháo gà, súp gà, gà tần….Vì thế sau khi mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không? Thì câu trả lời là có. Và cần chế biến thịt gà như các món đã được nêu phía trên.

Các thực phẩm nên tránh sau khi mổ ruột thừa

Thực phẩm nhiều chất béo

Sau khi mổ ruột thừa, hệ tiêu hóa của người bệnh đang rất yếu ớt và nhạy cảm. Trong các thực phẩm giàu chất béo lại rất khó tiêu và cần nhiều năng lượng để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Do đó, nếu ăn nhiều chất béo, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến “quá sức” khiến bạn bị đau nhức, tiêu chảy và khó chịu. Cũng như có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương phẫu thuật và viêm loét.

Thực phẩm nhiều chất béo là điều tối kỵ đối với bệnh nhân viêm ruột thừa

Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn đồ ăn giàu chất béo như đồ chiên rán, bánh, socola... Bên cạnh đó nên ăn dầu ăn nguyên chất có nguồn gốc từ thực vật để quá trình chuyển hóa dễ dàng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn quá nhiều đường và thực phẩm nhiều đường sẽ khiến người bệnh bị tiêu chảy, việc hấp thụ quá nhiều đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ở vết thương vừa phẫu thuật, không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, lượng đường nhiều dễ dẫn đến béo phì, thừa cân cũng không tốt cho sức khỏe chung. Do đó, sau khi mổ ruột thừa bạn nên hạn chế các loại bánh, kem, mứt chứa nhiều đường.

 Thực phẩm cay

Thức ăn cay có thể gây kích thích và làm tổn thương hệ thống tiêu hóa. Ở những người viêm ruột thừa, niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, gia vị, thức ăn cay nóng có thể dẫn đến đau rát, khó chịu và đầy hơi chướng bụng.

Những món cay cũng không được khuyến khích dành cho người bệnh viêm ruột thừa

Do đó, nếu đang điều trị viêm ruột thừa, người bệnh nên tránh sử dụng các món ăn cay, gia vị cay cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.

kiêng các đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

Các đồ ăn cứng ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của người bênh mới mổ ruột thừa. Bởi nó làm cho hệ tiêu hóa trở khó hấp thụ và tác động xấu đến vết mổ ruột thừa. Đối với các bệnh nhân vừa mới mổ thì không nên ăn các đồ ăn như bánh mì, các loại hạt sấy khô, trái cây cứng và các đồ ăn cứng khó tiêu khác.

Hạn chế uống sữa

Đối với người bình thường, sữa là nhóm thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mới mổ ruột thừa thì bạn nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trừ sữa chua. Bởi khi uống quá nhiều sữa sẽ tạo nên mảng dày trên niêm mạc ruột và có nguy cơ gây ra độc tố không tốt cho đường ruột.

Tránh sử dụng các thực phẩm có chất kích thích

Các chất kích thích có trong nước ngọt có gas, bia, rượu, nước tăng lực sẽ làm vết thương lâu lành hơn và có thể bị nhiễm trùng. Do đó, bạn cũng nên tránh nạp các chất này vào cơ thể sau khi vừa mổ ruột thừa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh hút thuốc lá và các chất kích thích khác nếu không muốn vết thương kéo dài không khỏi.

Các chất kích thích sẽ khiến cho vết thương của bạn trầm trọng hơn

Thực phẩm lên men, muối chua

Trong thực phẩm muối chua, lên men như dưa muối, cà muối, hành muối...có chứa nhiều axit và vi sinh sống không tốt. Nó sẽ gây nên áp lực nặng nề, khó tiêu cho đường tiêu hóa. Do đó, bạn không nên ăn các loại thực phẩm này sau khi vừa mổ ruột thừa.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm ruột thừa. Do đó, nắm rõ thông tin đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Xem thêm các bài viết liên quan: